Von Gunnar Heinsohn
Cuộc xâm lược ấn đầy tượng của ông ta đã không làm cho Putin thoát khỏi cuộc chiến. Dù có lệnh động viên từng phần nhưng mọi thứ sẽ càng trở nên vô vọng hơn với Putin. Tại sao những bậc cha mẹ Nga lại phải để những người con trai duy nhất của họ bị chết một cách vô ích?
Ngay từ ngày 20 tháng 9, Igor Sushko đã viết về sự hốt hoảng của các bà mẹ Nga phải tìm cách để con trai của họ – hầu hết là con một – ra nước ngoài trước lệnh động viên từng phần của Putin, nhưng các con đường đều đã bị chặn lại. Mặc dù họ có thể bị truy tố, người ta sẽ còn nói đến những con người này.
Hãy nhớ rằng vào ngày 24 tháng 2, không chỉ thế giới, mà ngay chính Putin cũng bị bất ngờ trước cuộc chiến này. Ông ta đã ra lệnh xâm lược với kết quả là đầu hàng ngay lập tức và tiếp đó là sự tiêu diệt các nhà đấu tranh của đất nước Ukraine.
Điều Putin trông đợi không phải là phi lý. Chưa bao giờ hai quốc gia có độ tuổi trung bình trên 40 lại lao vào đánh lẫn nhau như thế này. Chưa bao giờ hai nước có chỉ số chiến tranh là 0,7 lại đọ sức với nhau: cứ 1.000 đàn ông từ 55 đến 59 tuổi thì chỉ có 700 thanh niên từ 15 đến 19 tuổi. Cả hai quốc gia cũng có số lượng trẻ từ 15-29 tuổi ít hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử 150 năm qua của họ.
Không giống như năm 1999/2000, với cuộc diệt chủng của mình ở Chechnya (khi đó Chechnya có chỉ số chiến tranh trên 4), Putin không phải giết lũ đàn em của những người chiến sỹ để bù đắp cho sự bất lợi về nhân khẩu học của Nga.
Ukraine hầu như không có những người trai trẻ được truyền cảm hứng từ lòng dũng cảm của những bậc đàn anh. Vì vậy, chỉ cần đưa 3/4 quân số hiện có của Nga để đổ quân vào Ukraine và sau đó có thể xúc tiến ngay cuộc diêt chủng. Cuộc diệt chủng này được lên kế hoạch hết sức cẩn trọng chứ không giống như cuộc chiến tranh mà người ta đã phát hiện với biết bao hố chôn tập thể.
Ukraine đã từng là nạn nhân của Russland
Một trong những ngoại lệ hiếm hoi mà các quốc gia già cỗi quyết chiến đấu đến cùng là những quốc gia đang bị đe dọa tuyệt chủng. Israel là một ví dụ điển hình. Vào thời Liên Xô cho đến năm 1991, ở Ukraine người ta không được học là vào năm 1932/33 tại Holodomor họ từng là nạn nhân của một cuộc diệt chủng khổng lồ do người Nga-Bolshevik gây ra.
Kể từ thời gian đó, mọi đứa trẻ đều bên Dnepr đều được học về sự kiện này nhưng phía Nga thì không. Nếu còn ai tỏ ra nghi ngờ thì sẽ được chứng minh rõ ràng hơn thông qua các hố chôn tập thể còn tươi mới hiện nay. Vì vậy, chính những tổn thất nặng nề mà Ukraine phải gánh chịu không làm giảm tinh thần chiến đấu của họ mà càng làm cho sự ủng hộ đối với chính quyền Kiev càng tăng lên.
Những người bị giết cho thấy sẽ có nhiều người hơn nữa sẽ bị giết nếu họ buông vũ khí. Những người bạn phương Tây của Putin không hiểu điều đó. Họ cho rằng cần ngừng cuộc chém giết để chấm dứt đau khổ. Nhưng người Ukraine hiểu rằng họ không để mình bị tàn sát mà không có sự phản kháng.
Bị giết chết và bị thương trên 50.000 người nên người Nga mới là những người đang mất khả năng sẵn sàng chiến đấu. Nga sở hữu một đất nước rộng lớn nhất thế giới. Không ai đe dọa họ bằng chiến tranh hay thậm chí là diệt chủng. Vậy cơn cớ gì mà họ lại đưa những đứa con trai duy nhất của mình vào chỗ chết? Để rửa bộ mặt nhơ nhuốc cho nhà lãnh đạo đất nước hay sao? Cũng giống như cuộc xâm lược ầm ĩ đã không làm Putin tránh được chiến tranh, việc động viên một phần không thể bảo vệ ông ta, càng làm cho tình hình trở nên vô vọng hơn. Nga càng đẩy mạnh chiến tranh thì người Ukraine càng kháng chiến mạnh mẽ, ngoan cường hơn.
Gunnar Heinsohn (sinh năm 1943), ông là người đứng đầu Viện nghiên cứu so sánh tội ác diệt chủng đầu tiên của Châu Âu tại Đại học Bremen từ năm 1993 đến năm 2009. Năm 2011, ông đưa vấn đề nhân khẩu học và chiến tranh vào Trường Cao đẳng Quốc phòng NATO ở Rome và giảng dạy môn này cho đến năm 2020./.
Nguồn: https://www.welt.de/…/Putins-Teilmobilisierung-steigert…