Phải hun đúc lòng quả cảm và mở rộng tinh thần dân quyền cho xã hội

- Quảng Cáo -

Mừng sinh nhật cụ Phan ngày 9/9. Các phê phán căn tính con người nước Nam ta vẫn còn giá trị, và chúng vẫn bám rễ sâu sắc trong tâm thức dân xứ ta thật nặng nề. Ngày nay, dù có cơm ăn, áo mặc và những tiện ích đời sống đã khấm khá hơn thì tư tưởng của đa số vẫn chỉ kiểu “nhàn hạ” thụ hưởng với tâm thế bình chân như vại trong cái thủ cựu, lạc hậu.

Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” bắt đầu từ việc “dân ta chi bằng học”. Nhưng việc học của dân ta là để thoát khỏi đói nghèo và mặc cảm bị khinh khi, nên cố học cho đầy não để có bằng cấp so đo với thiên hạ, chứ không nhằm mục đích để khai phá và cống hiến. Khi đã coi học hành là bậc thang để tiến thân thì họ chỉ cốt học sao cho đủ cái mà họ thấy cần để dương dương tự đắc và hưởng lợi lộc cho mình.

Cụ Phan cũng đã nói về sự suy vong của nước nhà là bởi 4 vấn đề: (1) Ngoại giao hẹp hòi;(2) Nội trị hủ bại; (3) Dân trí bế tắc; (4) Quan chức (vua tôi trên dưới) tự tư tự lợi. Tuy vậy, vấn đề nổi bật lên cho các hậu quả được đúc kết là chủ yếu đến từ tổ chức quyền lực nhà nước (mục 1 + 2 + 4). Do vậy, đó là yếu tố quyết định tới sự thịnh vượng hay không của một quốc gia. Mà muốn thế thì phải hun đúc lòng quả cảm và mở rộng tinh thần dân quyền cho xã hội mới mong có thể cải cách nền tảng một đất nước.

- Quảng Cáo -