“Trăm năm trồng người” và thực tế hôm nay

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Người CS thường hay lấy câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”’ làm khẩu hiệu treo khắp các trường học Việt Nam. Nếu chính quyền CS thực hiện đúng khẩu hiệu này thì không gì đáng nói, đằng này họ không làm gì cả ngoài phá hoại.

Vì lợi ích mười năm trồng cây ư?

- Quảng Cáo -

Kế sách trồng cây thế nào mà rừng xanh thành đồi trọc làm cho rừng không giữ được nước nên làm cho thiên tai tàn phá dữ dội hơn. Vì lợi ích mười năm trồng cây mà sao để cho nông dân Việt Nam không sống nổi với nghề nông? Lớp thì bỏ nghề nông đi bán vé số, đi làm công nhân, đi bán hàng rong vv… Người bám trụ với nghề nông thì trồng cây gì cũng thất, nuôi con gì cũng thất. Cứ được giá thì mất mùa, kịch bản diễn đi diễn lại từ năm này qua năm khác. Nông dân đổ mồ hôi trồng ra hoa trái, cuối cùng không bán được phải cầu cứu xã hội giải cứu.

Tôi có một số bạn làm thương mại ngành nông sản nói rằng “nông nghiệp Việt Nam như một thân xác mang trọng bệnh. Người nông dân khổ trăm bề, họ chỉ hy vọng tồn tại được chứ không dám mong làm giàu. Những tấm gương làm giàu từ nông nghiệp đa phần là rửa tiền bằng mặt nạ làm nông mà thôi”. Theo tôi, câu nhận xét này hoàn toàn có cơ sở. Bởi, những trại chăn nuôi của con trai ông Trần Bắc Hà trước đây cho thấy dự án không khả thi, nó chỉ là hình thức rửa tiền. Đấy là phần nổi tảng băng mà ai cũng nhìn thấy, còn phần chìm thì chỉ có những người lặn sâu dưới lớp nước bề mặt như bạn nôi mới thấy rõ hơn.

Vì lợi ích trăm năm trồng người ư?

Người ta hay nói, việc nhỏ làm không xong thì việc lớn làm sao kham nổi? Thật vậy, công tác trồng cây không không xong thì trồng người làm sao được? Cho đến nay, kế sách trồng người của ĐCS có thể được tóm tắt trong một từ đơn giản: Thất bại.

Trồng người như thế nào mà lò ấp tiến sĩ nổ ra tràn lan? Đề tài “hành vi nịnh” cũng biến con người thành tiến sĩ. Đề tài “Cầu lông” cũng biến con người thành tiến sĩ vv… rồi những tiến sĩ ấy giúp sức được gì cho đời? Khi một đô thị lớn như Sài Gòn bị bế tắc trong bài toán xử lý ngập thì một vị tiến sĩ đóng góp ý kiến là “dùng lu”. Bài toán ngập cho thành phố gần 40 triệu dân như Tokyo được người Nhật giải quyết được còn các tiến sĩ Việt Nam thì bó tay, để một bà không hiểu biết gì về xây dựng hạ tầng đô thị làm trò cười cho xã hội.

Dường như ngành giáo dục Việt Nam đã quên nhiệm vụ của họ là “trồng người” rồi. Các chính sách của Bộ Giáo Dục Việt Nam hiện nay thường có “mùi tiền”. Trên thế giới, những nước giàu thì miễn phí hoàn toàn giáo dục phổ thông, cho vay 100% giáo dục đại học trở lên. Nước Nghèo thì trợ giá một phần cho để ai cũng có thể tiếp cận được với giáo dục vì nó rẻ. Còn Việt Nam thì không như vậy.

Tại Việt Nam, khi con tôi còn học phổ thông, và tôi là vai trò phụ huynh thì một thực tế rất rõ là nhà trường luôn muốn vòi tiền phụ huynh thông qua một cánh tay nối dài của ban giám hiệu có tên là “Hội Phụ huynh học sinh”. Hội này vẽ đề xuất rất nhiều thứ phí phải đóng kèm theo với học phí chính thức. Có lúc tổng số tiền phải đóng gấp 20 lần tiền học phí. Rất vô lý. Đây là một dạng tiêu cực, bộ máy quản lý giáo dục cấp trường hoạt động tựa như bộ máy nhà nước Cộng sản vậy, cũng có “cánh tay nối dài” để diễn trò “dân chủ” nhằm ép buộc phụ huynh khác “tự nguyện” sao cho hợp ý với Ban giám hiệu.

Ở cấp Bộ thì đó là vấn đề chính sách. Mới đây cư dân mạng xôn xao về chính xác tăng học phí lên 5 lần. Tiếp theo đó là tăng giá sách giáo khoa lên từ 2 đến 3 lần. Ngày 18/3/2022 trên báo Giáo Dục Việt Nam có bài viết “Bộ Giáo dục nên có 1 bộ sách giáo khoa điện tử đăng công khai, ai cần cứ lấy”. Đây là một đề xuất rất hay, nó giúp phụ huynh giảm tải về vì phí học tập cho con. Tuy nhiên, ở cấp cao nhất bộ này là ông Nguyễn Kim Sơn thì dường như không nghe thấy cho nên Bộ mới có chính sách nâng giá sách giáo khoa bị xã phội phản đối mạnh mẽ những ngày qua.

Mấy ngày qua, mạng xã hội lan tryền bài được đăng trên Báo Giáo Dục Việt Nam có tựa: “Lớp 1 đã phải mua 25 đầu sách, nhiều phụ huynh choáng ngợp”. Đây là hình ảnh rõ nét nhất về chủ trương của Bộ Giáo Dục. Họ lo làm chính sách để trục lợi, phần trồng những “cây mầm” đường như họ không quan tâm! Không biết những tiến sĩ ngành giáo dục ở đâu sao không nghiên cứu chương trình phát triển tối ưu cho trẻ con mà bắt nó phải gánh những toan tính của các người? Thế là trồng người đấy sao?

Phải nói kế sách “trăm năm trồng người” của ông Hồ Chí Minh đã phá sản. Cho đến giờ họ, ĐCS không phải trồng mà chỉ lo khai thác. Phải chăng, ĐCS muốn độc quyền lãnh đạo là để được độc quyền khai thác trăm triệu dân? Hỏi cũng là trả lời./.

Đỗ Ngà

Tham khảo:

https://giaoduc.net.vn/…/bo-giao-duc-nen-co-1-bo-sach…

https://giaoduc.net.vn/…/chu-trinh-khep-kin-ban-sgk-moi…

- Quảng Cáo -