Trò ma!

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Nền kinh tế thị trường, nói nôm na là nền kinh tế mà trong đó nhà nước không được can thiệp vào giá cả hàng hóa. Tức là phải hạn chế tối đa vai trò nhà nước trong nền kinh tế cho đến khi được thừa nhận. Nếu Việt Nam được Mỹ và EU thừa nhận là nền kinh tế thị trường thì khi Việt Nam bị kiện bán phá giá, Việt Nam sẽ có công cụ để bảo vệ mình. Nghĩa là phía Việt Nam có cơ sở để nói rằng: “anh đã thừa nhận tôi không can thiệp vào giá cả thì làm sao anh buộc tội tôi bán phá giá được”, đại khái là như vậy. Cho nên, nếu Việt Nam được thừa nhận nền kinh tế thị trường thì Việt Nam không phải chịu nhiều bất công về kiện tụng. Đấy là lợi thế cực lớn.

Vấn đề là miếng bánh kinh tế đất nước quá ngon, ĐCS thì tham lam, không giành lấy miếng bánh kinh tế với dân thì làm sao Đảng đủ tiền để cột lòng trung thành của quan chức với đảng? Tiền vì tham nhũng, tiền vì rút rỉa từ các công ty có vốn nhà nước chính là một thứ “dòng sữa ngọt” làm giàu cho quan chức đồng thời nuôi sống Đảng. Xem sự giàu có của Trần Bắc Hà khi nắm BIDV thì biết doanh nghiệp nhà nước mang lại lợi ích cho đảng viên của nó kinh khủng như thế nào? Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ thì quan chức đầy túi.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một hình thức giảm tỷ lệ vốn quốc doanh trong nền kinh tế. Đấy là một điều kiện quan trọng để Việt Nam được Mỹ và EU thừa nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Nhà nước giảm ảnh hưởng đến thị trường thì đất nước có lợi, nhưng đảng và quan chức thì không có lợi. Vậy làm sao để dung hòa giữa việc được Mỹ và EU thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường vừa duy trì bầu sữa cho quan chức đảng? Đấy là bài toán khó. Tuy nhiên, ĐCS vẫn đang tìm ra cách.

- Quảng Cáo -

Lấy Vietnam Airlines làm ví dụ: Năm 2014, Vietnam Airlines được cổ phần hóa tuy nhiên, nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần. Sau 4 năm cổ phần hóa, báo chí nhà nước CS tung hô VNA đến tận mây xanh với bài viết “Nhìn lại lộ trình cổ phần hóa thành công tại Vietnam Airlines” trên báo Vietnambiz, với đủ thứ số liệu rất đẹp. Tuy nhiên, đến năm 2021 thì nhà nước thông báo Vietnam Airlines thua lỗ 11.000 tỷ đồng. Và đến tháng 5/2022, Vietnam Airlines thông báo thua lỗ thêm 2.600 tỷ đồng nữa. Và hôm nay, ngày 24/5, tờ Nikkei Asia đã cho biết Vietnam Airlines có nguy cơ bị hủy niêm yết trên TTCK vì suốt 9 tháng thua lỗ liên tiếp. Cũng kinh doanh hàng không, nhưng các hãng hàng không tư nhân như VietJet Airs hay Bamboo Airways không bi đát như Vietnam Airlines.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có nhiều dạng: Dạng thứ nhất, nếu sau cổ phần hóa nhà nước nắm trên 50% thì tất nhiên nhà nước nắm quyền quản trị. Loại cổ phần hóa này chỉ mang ý nghĩa nhà nước gọi vốn ngoài chứ bản chất bộ máy lãnh đạo không khác mấy so với cổ trước khi cổ phần hóa; Loại thứ nhì, sau cổ phần hóa nhà nước vẫn nắm cổ phần lớn nhất nhưng dưới 50%. Loại cổ phần này tuy nhà nước nắm quyền quản trị nhưng có thể mất quyền quản trị nếu một cổ đông nào đó gom được cổ phiếu đủ lớn hơn nhà nước; Loại thứ ba, cổ phần hóa nhưng nhà nước không nắm tỷ lệ cao nhất, loại cổ phần này nhà nước xem như không thể chi phối được doanh nghiệp. Vietnam Airlines là loại thứ nhất. Chính vì thế thành phần đảng viên lo “hút cạn bầu sữa” hơn là đầu tư chất xám để đẩy doanh nghiệp phát triển nên mới dẫn tới tình cảnh bi đát như vậy.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hiện nay được cổ phần hóa tương tự Vietnam Airlines, vì thế nhiều nhà đầu tư tư nhân rất ngại nhảy vào. Họ đổ tiền nhưng nhà nước quyết định vận mệnh công ty, té ra họ rót tiền cho bọn quan lại ăn? Ngu sao nhảy vào? Đấy là nguyên nhân việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm.

Theo tờ Vneconomy cho biết, năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ nguồn thu từ cổ phần hóa 40.000 tỷ. Tuy nhiên, kết thúc năm 2021, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn hơn 1.400 tỷ đồng, tương đương đạt 2,5% kế hoạch. Với số liệu này thì có thể nói việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước xem như bị nghẽn. Nguyên nhân là như tôi đã trình bày, giống Vietnam Airlines.

Thực tế là như vậy nhưng hết ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính rồi đến ông Hồ Đức Phớc Bộ trưởng đều đưa ra lý do là bởi vấn đề định giá tài sản đất đai chưa được. Sợ định giá thấp nhà nước thất thoát. Lý do này không thuyết phục, bởi nhà nước đã có khung giá bất động sản. Nhà nước này quen thói định giá thấp để cướp đất dân giờ định giá để cổ phần hóa doanh nghiệp thì sợ bị thất thoát. Nhà nước CS ăn gì mà khôn thế?

Thực ra, nếu định giá bất động sản thấp thì các sân sau của sếp lớn nhảy vào mua cổ phần hết chứ không đợi đến thường dân tham gia. Còn nếu định giá đúng với giá thị trường thì không khó, cái khó là “lí do lí trấu” để duy trì bầu sữa. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới chế độ CS họ cũng nghĩ ra được hình thức trá hình để “vẹn cả đôi đường” như ý họ. Tuy nhiên, đã gian thì không dễ lừa được nhà đầu tư cho nên tốc độ cổ phần hóa chậm thôi.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://thesaigontimes.vn/co-phan-hoa-vietnam-airlines…/

https://vietnambiz.vn/nhin-lai-lo-trinh-co-phan-hoa-thanh…

https://soha.vn/vietnam-airlines-lo-hon-11000-ty-ban-lanh…

https://vnexpress.net/vietnam-airlines-lo-them-hon-2-600…

https://asia.nikkei.com/…/Vietnam-Airlines-risks…

https://vneconomy.vn/bat-dung-benh-de-thuc-day-co-phan…

- Quảng Cáo -