Khi một Chính phủ không thể trả tiền vay đúng hạn, nước đó sẽ được gọi là “vỡ nợ”. Thực ra nên gọi là chính phủ vỡ nợ thì đúng hơn là quốc gia vỡ nợ. Quốc gia vỡ nợ khác doanh nghiệp vỡ nợ, vì sao? Vì chủ nợ không thể thu hồi các tài sản quốc gia để cấn nợ, trong khi đó, chủ nợ của doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể siết nợ bằng cách thu hồi tài sản con nợ.
Hậu quả của sự vỡ nợ là quốc gia đó bị các tổ chức xếp hạng mức tín nhiệm nổi tiếng như Standard & Poor’s, Moody’s hay Fitch đánh sụt mức tín nhiệm xuống rất thấp làm quốc gia mất cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Khi quốc gia tuyên bố vỡ nợ thì không có nghĩa là họ không trả nợ nữa mà vẫn phải trả nhưng phải đàm phán với chủ nợ để được khất nợ hoặc giãn nợ mà thôi. Khi đàm phán khất nợ thì con nợ phải hy sinh quyền lợi hay nhượng bộ một số yêu sách bên chủ nợ được cái gật đầu của họ. Ví dụ, khi một quốc gia phải gia hạn thời gian đáo hạn của trái phiếu và trả lãi suất cao hơn thì mới được giãn thời gian trả nợ. Những nhượng bộ này chính là hy sinh sự phát triển trong tương lai đất nước để đổi lấy điều kiện được khất nợ mà thôi.
Như vậy, khi quốc gia vỡ nợ luôn bị hai thòng lọng siết chặt. Thòng lòng thứ nhất là nguồn vốn nước ngoài bị bóp, thòng lọng thứ hai phải trả khoản nợ được cơ cấu lại ngay trong lúc đất nước khó khăn nhất. Lúc chưa vỡ nợ đã trả không nổi thì sau khi vỡ nợ làm sao trả nổi? Tuy nhiên, nếu là quốc gia thành viên EU thì quốc gia vỡ nợ được nhiều chủ nợ tháo sợi dây thòng lọng thứ hai, đó là các chủ nợ trong khối có thể xóa nợ như trường hợp Hy Lạp trước đây. Tuy nhiên, những quốc gia ngoài khối EU thì không chắc gì được ưu ái như thế.
Câu hỏi đặt ra là, khi Mỹ và các nước Phương Tây cấm vận Nga thì liệu nước Nga có đối mặt với nguy cơ vỡ nợ không? Câu trả lời là phụ thuộc vào thái độ của Putin. Nếu Putin vẫn ngoan cố thì thòng lọng cấm vận siết chặt dần. Hiện nay một số nước Phương Tây như Đức và một số quốc gia khác vẫn mua năng lượng Nga, tuy nhiên, về lâu về dài nếu các quốc gia này tìm được nhà cung cấp thay thế thì việc siết chặt cấm vận hơn nữa với nước Nga là không thể tránh khỏi. Lúc đó, nguồn ngoại tệ chảy vào kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương sẽ giảm dần trong khi đó các khoản nợ đáo hạn thì thôi thúc chính phủ phải chi trả. Và đẩy nước Nga đến bờ vực vỡ nợ thật sự.
Như đã nói với bài trước, Ngân Hàng Trung Ương Nga và Chính phủ Nga đã ra chính sách ứng phó để đối phó với tình hình cấm vận, hiệu quả có thật nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, có tác dụng trong ngắn hạn. Về dài hạn, nước Nga vẫn ngày càng tiến đến điểm vợ nợ, đó là điều mà phía Nga đang lo ngại. Nếu Nga bị vỡ nợ, tất nhiên, EU sẽ không xóa nợ cho Nga như họ đã từng xóa nợ cho Hy Lạp. Cho nên, nếu có vỡ nợ, kinh tế Nga khó khăn hơn nền kinh tế Hy Lạp rất nhiều. Và tất nhiên phía Nga sẽ hiểu điều đó.
Vậy câu hỏi là Nga xẽ làm gì khi vỡ nợ? Theo ông Bộ trưởng Tài chính Nga – Anton Siluanov trả lời là Moscow sẽ kiện và sẽ trả nợ bằng ruble thay vì trả bằng Đô la.
Chuyện hết sức nực cười, Putin xâm lược Ucraina giết chết hàng vạn thường dân vô tội, tàn phá tan hoang một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng giờ lại muốn kiện ngược trở lại các quốc gia Tây đang ủng hộ Ucraina. Nước Nga của Putin không biết nói lý, chỉ biết nói lời ngang ngược.
Hợp đồng trả nợ bằng đô la nhưng Moscow lại ngang ngược muốn trả bằng “giấy lộn” ruble. Đấy cũng là một thái độ rất “chí phèo” của Kremlin. Khi đến đường cùng, Moscow nói ngang để quỵt nợ. Tuy nhiên, nếu quỵt thì kinh tế Nga sẽ chỉ có tệ hơn mà thôi. Nga không đủ tầm để thoát khỏi đòn trừng phạt kinh tế của thế giới tự do.
Nước Nga đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ là có thật. Có điều, để xử lý ngọn ngành vấn đề này tùy thuộc vào Putin. Một gã ngông cuồng hoang tưởng, hiểu biết kém nên nghĩ chỉ cần súng đạn là vựt dậy nước Nga hùng mạnh. Không đâu! Putin đang đưa nước Nga vào giữa đầm lầy, càng giãy giụa thì nước Nga càng lún sâu vào khủng hoảng chứ chẳng được gì cả. Dù có trở mặt làm “chí phèo” thì nước Nga vẫn khó mà thoát khỏi việc gánh hậu quả của các đòn trừng phạt của Mỹ và Phương Tây./.
Đỗ Ngà
Tham khảo:
https://baodautu.vn/eurogroup-xoa-no-767-trieu-euro-cho…
https://cafebiz.vn/nga-se-kien-neu-bi-day-vao-canh-vo-no…