Qua Nguyễn Chí Vịnh so sánh nhận thức về ‘đối ngoại quốc phòng’

- Quảng Cáo -

Trân Văn – VOA

Đã có rất nhiều người phân tích, bình luận về phát biểu của ông Thượng tướng mới nghỉ hưu hồi cuối năm ngoái và tất nhiên, bên cạnh những người đồng tình, có nhiều người không tán thành…

Sau khi một số viên tướng tại Việt Nam lên tiếng ủng hộ Nga, chỉ trích lựa chọn của Ukraine, thậm chí gọi Tổng thống Ukraine là… “thằng hề 43 tuổi”, miệt thị Ukraine là… “con bệnh châu Âu”, ví von những cá nhân, những quốc gia ủng hộ Ukraine là… “đồ điên” (1) và bị nhiều người Việt phê phán kịch liệt, một số sĩ quan cao cấp của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã… đổi giọng. Cuối tuần vừa qua, trong số những sĩ quan cao cấp lên tiếng bằng giọng điệu khác có ông Nguyễn Chí Vịnh, từng là Thứ trưởng đặc trách “đối ngoại quốc phòng” của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Đã có rất nhiều người phân tích, bình luận về phát biểu của ông Thượng tướng mới nghỉ hưu hồi cuối năm ngoái và tất nhiên, bên cạnh những người đồng tình, có nhiều người không tán thành (2), đồng thời giải thích rất cặn kẽ tại sao không tán thành (3). Đó cũng là lý do thay vì tiếp tục bình luận về phát biểu của ông Vịnh hay tham gia phân tích về những nhận định quanh phát biểu của ông Vịnh đối với cuộc xâm lược Ukraine mà Nga khởi xướng cách nay gần hai tuần, kẻ viết bài này thử lập bảng để quí vị so sánh những phát biểu của ông Vịnh ở thời điểm hiện nay với cách nay mười năm và nhận định thêm.

- Quảng Cáo -

Các trích dẫn bên dưới để đối chiếu dựa vào hai cuộc phỏng vấn ông Vịnh do tờ Tuổi Trẻ thực hiện. Một vào cuối năm 2012 và được giới thiệu vào ngày 1/1/2013 (Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc) – lúc người Việt đang sôi sùng sục vì thái độ của Trung Quốc càng ngày càng hung hăng, hành động của Trung Quốc ở biển Đông càng ngày càng càn rỡ (4) và một vào cuối tuần trước (Xung đột Nga – Ukraine: Không bên nào thắng) khi quân đội Nga đã tràn vào Ukraine và vừa bị cộng đồng quốc tế lên án, cô lập, vừa bị người Ukraine đánh trả quyết liệt (5)…

2012 2022
Điều đáng lo ngại nhất là sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc vào khu vực sẽ tạo nên xung đột buộc các nước bị cuốn vào hoặc bị ảnh hưởngNếu chưa đến mức xung đột thì cũng đáng lo ngại không kém khi sự can dự đó khiến các thành viên trong khu vực bị buộc phải lựa chọn theo thế lực này hoặc thế lực kia, buộc phải lựa chọn “bên này hay bên kia”.

Chúng ta nhất thiết phải chống lại các xu hướng đó

Với Việt Nam, cần làm rõ: Trước hết hòa bình thế giới bị đe dọa, tức là hòa bình Việt Nam bị đe dọa. Vì vậy, nhìn nhận việc này trước hết phải dựa trên nguyên tắc luật pháp, đạo lý và hòa bình thế giới nhưng mục đích rất rõ ràng là phải dựa trên lợi ích của chính Việt Nam ta.

Nguyên nhân để xung đột leo thang như hiện nay không có bên nào đúng hoặc sai tuyệt đối, nhưng rõ ràng chiến dịch quân sự này tạo ra tiền lệ xấu trong việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, hòa bình thế giới bị đe dọa.

Nhưng kết cục của cuộc chiến sẽ đi về đâu, ai sẽ thắng? Cá nhân tôi cho rằng cả Nga và Ukraine đều không có bên nào thắng.

Trước những tuyên bố rất khó hiểu của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông, chẳng ai có thể chứng minh nổi nó từ đâu ra, trên cơ sở pháp lý nào, được quản lý và sử dụng ra sao trong suốt bề dày lịch sử?… Và liệu còn “đường…” nào nữa không mà họ sẽ đưa ra trong tương lai? Và không dừng lại ở đó, mà vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có tuân thủ luật pháp quốc tế không, có tuân thủ các điều ước và các quy tắc ứng xử của thế giới hiện đại hay không?..

Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.Tôi nghĩ rằng khi đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi”. Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc lại rằng về mục tiêu của đối ngoại, lần đầu tiên mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong cương lĩnh và báo cáo chính trị tại đại hội Ðảng. Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Ðại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh’”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau.

Với nước Nga, một người bạn truyền thống, từng giúp đỡ nghĩa tình cho Việt Nam, chúng ta ủng hộ Nga là một cường quốc trên thế giới, ủng hộ bảo đảm an ninh của nước Nga trong nội địa và không bị uy hiếp ngoài biên giới, không đồng tình với các lệnh trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận áp đặt lên nước Nga. Đồng thời cũng góp ý với bạn, trước hết không đồng tình khi chủ quyền, lãnh thổ các nước không được tôn trọng theo luật pháp quốc tế, bất luận là hình thức nào. Việc dùng chiến tranh hoặc sức mạnh để giải quyết tranh chấp là không thể chấp nhận, chúng ta cũng không đồng tình khi cuộc chiến này sẽ tạo ra các tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.

Với Ukraine, chúng ta ủng hộ người bạn của mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ danh dự quốc gia. Chúng ta chân thành mong muốn Ukraine hòa bình, không bị áp đặt bởi chính trị cường quyền, không phải chịu đựng chính sách “ngoại giao pháo hạm” của nước lớn. Chúng ta phản đối bất cứ hình thức nào áp đặt chiến tranh với Ukraine, kêu gọi hòa bình, ổn định cho người dân. Tuy nhiên, cũng cần góp ý với các bạn Ukraine về việc để đất nước mình trở thành nơi xung đột quyền lực của các nước lớn là rất không ổn. Thêm vào đó, khi sống cạnh nước lớn mà anh lại định đem sức mạnh quân sự để đối đầu với họ là hạ sách. Cũng cần góp ý với bạn về việc không nên nghiêng về bên nào. Việt Nam có thể chia sẻ với bạn bài học “3 không” trong chính sách quốc phòng, đó là không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ nước mình để chống lại nước thứ ba.

Trước đây tôi đã nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu tình (chống Trung Quốc – NV) đó là không nên. Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.

Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam. Vậy thì ai đang chờ biểu tình và biểu tình có lợi cho ai?

Nói cho gọn, tất cả các bên, trước tiên là Nga và Ukraine, rồi đến các quốc gia can dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải “quay xe”, lùi lại – tức là đều phải nhân nhượng.

Nhưng phải để cho mọi quốc gia đều giữ được thể diện, tức là không có người thắng, kẻ thua – mà là “cùng thắng”, người thắng thực sự là hòa bình. Nếu các bên không cùng nhau đảm bảo yêu cầu này, đàm phán sẽ thất bại. Cũng đừng chờ đợi vào công thức “người thắng trên chiến trường sẽ là người có tiếng nói cuối cùng trên bàn đàm phán” như đã từng diễn ra trong quá khứ.

Vậy công thức nào? Không khó để nhìn ra, đó là: ngừng bắn ngay lập tức, các đoàn quân về bên kia biên giới; ngưng ngay viện trợ quân sự cho tất cả các bên; các khu vực tranh chấp (Crimea, Donbass…) giữ nguyên trạng, hai nước sẽ đàm phán trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế; Ukraine trung lập, “3 không” – đối với tất cả các bên.

… Muốn hạ nhiệt ở Ukraine cần chọn công thức không có nước thất bại. Bởi trong xung đột này, Nga là nước lớn, các bên can dự như Mỹ, EU cũng vậy, sẽ không bên nào chấp nhận thất bại. Còn nếu để Ukraine thất bại thì công lý thất bại, hòa bình thế giới thất bại và đây là điều không ai chấp nhận.

***

Tin mới nhất: Sau khi Cục Hải sự của tỉnh Hải Nam – Trung Quốc ra lệnh cho tàu thuyền tránh xa khu vực mà Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trên biển, vùng biển sẽ diễn ra cuộc tập trận từ 4/3/2022 đến 15/3/2022 đó có những phần mà theo UNCLOS 1982 (Công ước Quốc tế về Luật biển) vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, hôm 7/3/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới loan báo đã… “giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này” để “đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực biển Đông” (6).

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/100062975111538/posts/321149096660925/

(2) https://baotiengdan.com/2022/03/06/tuong-bo-khong-nguyen-chi-vinh-cung-chi-la-cai-loa-cua-tuyen-giao/

(3) https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10159621198223965

(4) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm

(5) https://tuoitre.vn/xung-dot-nga-ukraine-khong-ben-nao-thang-20220304223912692.htm

(6) https://tuoitre.vn/trung-quoc-tap-tran-hon-10-ngay-o-bien-dong-viet-nam-da-giao-thiep-voi-trung-quoc-20220307190300503.htm

- Quảng Cáo -