Nói đúng hơn kinh tế thế giới đã đối mặt với con ma lạm phát chứ không còn là bóng ma.
Và cũng đúng hơn, giờ đã đến giai đoạn con ma lạm phát ám muội chứ không còn giai đoạn nhát ma.
Cứ xem nền kinh tế số 1 thế giới đang vất vã đối phó với lạm phát thế nào thì hiểu con ma lạm phát hiện nay kinh khủng đến đâu. FED đang buộc phải chọn lựa giữa hai mục tiêu, hoặc là ngăn chặn lạm phát, hoặc là giải cứu nền kinh tế đang bị địch cúm TC làm suy yếu. Oái oăm là hai mục tiêu gai góc này có tác động ngược, chọn này mất kia.
Trong bói cảnh đó, nếu FED chọn mục tiêu nới lỏng tiền tệ bằng cách giữ lãi suất thấp, bơm tiền để giải cứu kinh tế thì lạm phát sẽ tăng mạnh. Nhưng nếu FED thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất và hạn chế bơm tiền thì kềm chế được lạm phát nhưng nền kinh tế sẽ suy thoái.
Nghĩa là FED có nâng lãi suất hay giảm lải suất gì thì nền kinh tế Mỹ cũng chẳng sáng sủa mấy, ít ra là trong ngắn hạn, FED chỉ có thể chọn điều ít xấu nhất, là nâng lãi suất để kềm chế lạm phát. Hay nói cách khác, FED đã chọn mục tiêu ngăn chặn lạm phát, vì lạm phát nguy hiểm hơn cho nền kinh tế Mỹ.
Và khi FED nâng lãi suất thì dòng vốn ngoại đầu tư ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, sẽ rút về Mỹ hưởng lợi, áp lực các nước phải tăng lãi suất để giữ vốn ngoại hoặc để thu hút tiền gửi bù số vốn ngoại rút đi. Và khi ngân hàng tăng lãi suất, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải tăng giá bán sản phẩm trong bối cảnh lạm phát gia tăng, sức mua giảm, vô tình kích thích lạm phát tăng cao hơn.
Đó là chưa kể nền kinh tế Việt Nam bị tác động quá nặng trong một thời gian dài, do :
– Chống dịch như chống giặc, ai ở đâu yên đấy.
– Thông hành test âm tính làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
– Một số doanh nghiệp FDI rời Việt Nam, đáng kể nhất là tập đoàn Samsung rút một phần dây chuyền sản xuất về Hàn Quốc gia tăng thêm nạn thất nghiệp, làm giảm thêm sức mua.
– TC tiếp tục đóng cửa khẩu không cho hàng Việt xuất qua, song hàng TC nhập vào Việt Nam lại rất nhiều khiến nạn chảy máu ngoại tệ thêm gay gắt.
Nạn lạm phát tại Việt Nam vốn dĩ đang tăng cao từ hơn một tháng trước, nay gặp lúc giá xăng dầu tăng cao và khang hiếm bất thường khiến nạn lạm phát càng bị áp lực leo thang hơn.
Giờ Việt Nam cũng đang lâm cảnh tréo cẳng ngỗng, nếu thắt chặt tiền tệ (nâng lãi suất và hạn chế bơm tiền) để chống lạm phát thì nền kinh tế suy thoái. Nhưng nếu nới lỏng tiền tệ (hạ lãi suất và bơm tiền giải cứu) thì lạm phát sẽ phi mã.
Có vẻ như chính phủ đang áp dụng chính sách nước đôi. Vừa in tiền vừa nâng lãi suất, giống như người bị cao huyết áp, vừa cho ăn chất giàu Cholesterol vừa cho uống thuốc hạ áp, chỉ cần sơ sẩy trong điều chỉnh giữa thuốc hạ áp và Cholesterol sẽ gây, nhẹ thì tai biến, nặng thì đột quỵ.
Hi vọng chính phủ có sách lược tốt nhất lèo lái con thuyền kinh tế nước nhà vượt qua bão giông. Nhưng dẫu có cho uống thuốc tiên cũng cần có độ trễ để ngấm thuốc, nên ít ra trong ngắn hạn, nhân dân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn./.