Ông Nguyễn Thành Phong, phó ban kinh tế trung ương cho rằng đại dịch đã thổi bay 500.000 tỷ, và rằng cần có gói hỗ trợ sao cho không làm rối loạn kinh tế vĩ mô, để khơi thông tiêu dùng nội địa và kích thích xuất khẩu.
Vấn nạn nằm ở chỗ:
* Bóng ma lạm phát đang hiện hữu cần thắt chặt tiền tệ ngăn đà tăng lạm phát. Nhưng nếu không nới lỏng tiền tệ bơm gói giải cứu đủ lớn, kinh tế khó hồi phục. Song nếu bơm gói giải cứu đủ sức thì khó ngăn chặn lạm phát.
* Lạm phát ở Mỹ và thế giới đã đến mức báo động, có thể FED phải thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để kềm hãm lạm phát khiến đồng USD mạnh lên kéo về Mỹ gây ra hiện tượng giảm vốn ngoại nếu Việt Nam không tăng lãi suất.
* Và nếu tăng lãi suất thì nền kinh tế đang èo uột vì dịch cúm Tàu có thể bị suy trầm.
Cái vòng luẩn quẩn kinh tế vĩ mô chẳng khác gì một người bị trụt huyết áp mạnh. Nếu không mở tốc lực dịch truyền tĩnh mạch sẽ không ngăn kịp tuột áp có thể gây tử vong. Nhưng nếu tăng tốc độ dịch truyền quá mạnh làm tràn dịch phổi cũng có thể gây tử vong. Truyền dịch mạnh cũng chết, truyền dịch yếu cũng chết. Chỉ có người thầy thuốc dạn dày kinh nghiệm trực tiếp theo dõi điều chỉnh tốc độ dịch truyền và huyết áp mới mang lại sự sống cho bệnh nhân.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang cần một nhạc trưởng dạn dày kinh nghiệm để điều chỉnh tiền tệ. Tình hình kinh tế lúc này không thể không bơm tiền giải cứu, nhưng lấy nguồn tiền nào để bơm, bơm bao nhiêu, bơm vào đâu để vực dậy nền kinh tế mà không gây rối loạn kinh tế vĩ mô bùng lên lạm phát, là một bài toán không dễ có lời giải./.