Nền giáo dục mà ở đó giáo viên và sinh viên tự do giảng dạy, học tập, theo đuổi kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hoặc hạn chế bất hợp lý từ luật pháp, quy định thể chế hoặc áp lực của công chúng. Đó chính là tự do học thuật.
Nền tảng cho tự do học thuật manh nha xuất hiện tại Âu châu từ thời Trung cổ. Thời đó các Hoàng Gia và nhà thờ Công Giáo La Mã tìm cách chi phối giáo dục nhằm biến giáo dục thành công cụ. Để tách ra khỏi sự kìm kẹp của chính trị và tôn giáo, các trường đại học thời ấy đã đấu tranh để trở thành những tập đoàn tự quản hợp pháp với quyền tự do tổ chức các khoa của riêng mình, kiểm soát việc tuyển sinh và thiết lập các tiêu chuẩn để tốt nghiệp. Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh, tự do học thuật ở lục địa này cũng phát triển dần. Nhờ đó mà những nhà tư tưởng mới, những nhà chính trị mang tư tưởng tiến bộ, những nhà khoa học hàng đầu xuất hiện làm cho Âu Châu vượt lên trước những châu lục khác cả về chính trị, xã hội và khoa học.
Ngày nay, nơi nào thiếu tự do học thuật thì nơi đó kém phát triển, đó là điều hiển nhiên mà không cần phải bàn cãi. Đầu thế kỷ 20, nước Nga lẽ ra đã có tự do học thuật và từ đó mà phát triển cùng những nước Âu Châu tiến bộ khác. Tuy nhiên, chủ nghĩa CS xuất hiện nó xóa đi tất cả. Nó xóa đi giá trị dân chủ, nó xóa nhân quyền, mà quan trọng nhất là nó xóa luôn tự do học thuật trong môi trường giáo dục, và từ đó, nước Nga trở thành quốc gia chậm tiến hơn phần phía Tây của Âu Châu. Điều đáng nói nhất là, nước Nga lại mang thứ chủ nghĩa nguy hiểm này nhuộm đỏ phần phía đông của Lục địa già và đó là lý do tạo nên chênh lệch trình độ giữa Đông và Tây. Cho đến nay, CS đã sụp đổ hoàn toàn ở Âu Châu nhưng phần Đông vẫn còn kém xa phần phía Tây. Có thể nói, Chủ nghĩa CS xuất hiện nó kéo lùi xã hội loài người về thời xa xưa – thời Trung Cổ.
Nếu nói giáo dục là đôi mắt giúp một dân tộc tìm đường đi đúng trên con đường phát triển, thì rõ ràng chính CS đã chọc mù đi đôi mắt của dân tộc. Hậu quả thì quá rõ, hệ thống chính trị bị mù lòa nên không thể tìm ra hướng đi đúng cho đất nước, dân trí được nặn từ nền giáo dục mù ấy nên người dân cũng không nhìn thấy những giá trị tiến bộ. Một thể chế chính trị mù lòa dẫn dắt một dân tộc mù lòa mò mẫm tìm lối đi trong đêm tối, đó là thực trạng của đất nước Việt Nam./.
-Đỗ Ngà-