Bộ là một cơ quan trong chính phủ quản lý một ngành nào đấy. Nó dùng cơ chế do chính phủ tạo ta để quản lý ngành. Ở Việt Nam, có một bộ được gọi là “Bộ khoa học và công nghệ” được tạo ra để quản lý và ra chính sách cho khoa học công nghệ phát triển. Tuy nhiên khoa học công nghệ ở Việt Nam yếu vẫn hoàn yếu. Điều trớ trêu là nước Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ nhưng trong nội các không hề có bộ “khoa học và công nghệ”.
Quản trị nó phụ thuộc vào cơ chế và con người, trong đó con người là quan trọng nhất vì con người tạo ra cơ chế. Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Mam được thành lập từ năm 1965 với tên gọi là “Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam”. Từ năm 1965 đến 1986 ủy ban này tồn tại đã 21 năm nhưng khoa học công nghệ Việt Nam vẫn là “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Từ 1986 đến nay đã 35 năm “đổi mới” nhưng khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn cứ đứng sau thế giới rất xa, trong khi đó hàn Quốc chỉ cần 20 năm họ đã làm chủ công nghệ. Như vậy lập Bộ khoa học công nghệ có giúp khoa học công nghệ Việt Nam phát triển không? Câu khẳng định là “Không!”
Nguyên nhân do đâu? Do thể chế, ở đây nói thể chế lớn nhất và bao trùm tất cả, đó là thể chế chính trị. Thể chế chính trị từ năm 1945 đến nay không thay đổi, đó là cái khung cố định gắn liền với ĐCS. Qua 76 năm tồn tại ĐCS đã nhét vào cái khung này 2 thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế đầu tiên là “kinh tế chỉ huy”, nó là loại thể chế tạo ra đói nghèo chứ không tạo ra thịnh vượng. Thể chế kinh tế thứ 2 là một thể chế què quặt, nó là thể chế kinh tế thị trường của các nước dân chủ nhưng được đẽo gọt cho vừa với cái khung thể chế chính trị độc tài toàn trị, ĐCS gọi nó là là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Thể chế kinh tế quái thai này nó chỉ làm cho người dân bớt đói nghèo đói hơn chứ không tạo ra được thịnh vượng.
Nói thể để chúng ta thấy, khoa học công nghệ nó có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào thể chế kinh tế và con người vận hành thể chế đó chứ nó không phải dựa vào “Bộ khoa học và Công nghệ”. Mỹ họ hiểu rất rõ tại sao khoa học họ phát triển mạnh vì thế họ không cần lập ra một bộ trong chính phủ để phát triển lĩnh vựa khoa học công nghệ. Với những cơ chế trong Bộ khoa học Công nghệ Việt Nam thì chắc gì nó đã thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển? Các cơ chế trong bộ này đó đều do ĐCS đẻ ra thì có thể không những không thúc đẩy mà là cản trở.
Giáo dục là nền tảng tạo ra lực lượng chất xám cho đất nước. Chất xám này sẽ tạo ra những sáng chế, những sáng chế được các doanh nghiệp đổ vốn đầu tư và đưa nó vào ứng dụng giúp ích xã hội. Vì vậy để khoa học công nghệ đến với công chúng nó cần nền giáo dục tốt và thể chế kinh tế tốt. Giáo dục ở Việt Nam ra sao thì không cần phải giải thích nữa, chỉ cần một từ “nát” là đủ để mô tả nền giáo dục XHCN này. Còn thể chế kinh tế thì đến nay ĐCS vẫn cứ loay hoay như “gà mắc tóc” không biết chỉnh sửa thế nào cho đúng. Bao trùm lên trên cả nền giáo dục và thể chế kinh tế Việt Nam đó là thể chế chính trị. Mà cho đến nay ĐCS vẫn lì lợm không chịu cải cách chính trị.
Sản phẩm được kết tinh từ khoa học công nghệ được người ta gọi một cách đơn giản là sản phẩm có “hàm lượng chất xám cao”. Hiện nay có một điều đáng ngại là dù tỷ số tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng hàm lượng chất xám trong hàng hóa xuất khẩu nó tụ hầu hết vào sản phẩm của khối FDI. Nếu thể chế kinh tế tốt, Việt Nam sẽ có những doanh nghiệp mạnh về tài chính để mua lại những doanh nghiệp FDI. Nếu có nền giáo dục tốt thì các doanh nghiệp trong nước mới có đủ tiềm lực để tiếp quản và phát triển những giá trị công nghệ đã mua lại của các doanh nghiệp FDI.
Đó chính là nền tảng để xây dựng nền kinh tế Việt Nam vững mạnh với nội lực thâm hậu có thể làm chủ công nghệ. Dù có lập “Bộ khoa học công nghệ” trong bộ máy nhà nước hay có lập thêm “ban khoa học công nghệ” trong bộ máy đảng thì Việt Nam vẫn không thể làm chủ công nghệ. Chữa bệnh mà chỉ chữa triệu chứng thì không bao giờ hết bệnh./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vneconomy.vn/bai-3-vi-sao-chua-co-cong-nghiep…