Quá tam ba bận…?

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan|

Nhớ lại thời bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận, cộng đồng mạng, trong đó có NR, không ít lần lên tiếng phê phán sự yếu kém của bộ trưởng, không ít lần yêu cầu bộ trưởng từ chức.

Có thể nói, càng về cuối nhiệm kỳ sự bức xúc của cộng đồng mạng càng dữ dội hơn, áp lực bộ trưởng từ chức càng gay gắt và thôi thúc hơn…

Không biết có phải vì áp lực dư luận quá mạnh khiến bề trên thay thế bộ trưởng Phạm Vũ Luận bằng bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hay chỉ vì chiến lượt nhân sự của bề trên đã cơ cấu từ trước, đến hẹn thay vai…

- Quảng Cáo -

Nhưng dù gì thì có lẽ áp lực của cộng đồng mạng, tuy chưa bao giờ là yếu tố quyết định, song cũng là một trong những yếu tố đáng kể góp phần tống tiễn ông Phạm Vũ Luận khỏi bộ Giáo dục.

Ngày ông Luận rời bộ Giáo dục là ngày dư luận hân hoan, hi vọng tân bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tống tiễn sự bết bát giáo dục theo Ông Luận lui vào dĩ vãng. Mạng xã hội dành những lời có cánh nâng tân bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên đỉnh cao của niềm tin và hy vọng.

Nhất là ngày đầu nhậm chức, ông Nhạ nói một câu làm dư luận tin tưởng về một tương lai tốt đẹp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bộ trưởng nói :

“Tôi không quan niệm giáo dục là một trận đánh, giáo dục là con người, đó là một công trình lớn xây dựng nhiều năm”.

Trước đó cựu bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã làm phụ huynh và học sinh “le lưỡi ếch” trong những mùa thi chẳng khác gì những trận đánh… Ông Nhạ sẽ khắc phục chương trình học, những kỳ thi… Không còn nặng nề và căng thẳng như những trận đánh… Thì bảo sao cộng đồng mạng không tin Ông Nhạ sái cổ.

Sự hân hoan của cộng đồng mạng dành cho tân bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chưa được bao lâu thì sự yếu kém của ngành giáo dục trong “triều đại” mới bắt đầu ló dạng, càng về sau sự yếu kém ấy càng bộc lộ gay gắt hơn… Đến mức có thể nói không quá…”Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, Ông Nhạ không chỉ không làm tốt hơn Ông Luận mà có khi còn tệ hơn.

Sự bê bối giáo dục với quá nhiều scandal nổi đình nổi đám khiến bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị cuốn vào vòng xoáy hỗn độn và phức tạp, không đủ năng lực đề ra các phương án chấn chỉnh căn nguyên một cách khả dĩ, có cảm giác ông chỉ biết cài vào USPS hai từ Đau Nòng, hầu khi sự cố giáo dục đáng tiếc xảy ra (như cơm bữa), mở loa phát lại hai từ Đau Nòng cho qua chuyện.

Sự mất niềm tin dâng cao khi ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư đại học Toulouse Pháp, gửi lãnh đạo Việt Nam một văn bản chứng minh ông Phùng Xuân Nhạ đạo văn luận án tiến sĩ, sau đó là vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và các tỉnh biên giới phía Bắc, vụ bê bối sách giáo khoa v.v… Đã làm uy tín Ông Nhạ xuống đáy, mất hết niềm tin trong lòng dân, dẫn đến quá nhiều lời yêu cầu bộ trưởng Nhạ từ chức, là điều vốn đã âm ỉ từ lâu, ngày càng thêm thôi thúc gay gắt.

Và rồi cộng đồng mạng cũng hả hê khi Ông Nhạ thôi chức bộ trưởng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm lần trước, khi đặt niềm tin quá sớm và quá nhiều vào bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề sau đó thất vọng não nề…

Lần này cộng đồng mạng đã chững chạc, vì “một lần vấp ngã một lần bớt dại”. Chỉ vui mừng vì ông bộ trưởng yếu kém Phùng Xuân Nhạ về câu cá, không dám hân hoan đặt hết niềm tin vào tân bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vì sợ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” như lần trước, nhất là khi các thánh soi của mạng xã hội phát hiện bản khai lý lịch của tân bộ trưởng từng học và nghiên cứu ở viện đại học Mỹ Harvard danh giá nhất thế giới… Là có vấn đề, hình như là… Hàng “Hongkong bên hông chợ lớn”.. Nên cộng đồng mạng càng có thêm lý do để đón nhận tân bộ trưởng giáo dục và đào tạo một cách hết sức dè dặt.

Tuy nhiên, nếu tính từ thời bộ trưởng mờ nhạt Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng yếu kém Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng quá yếu kém Phùng Xuân Nhạ là ba đời bộ trưởng nhớ đời, thì bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã “quá tam ba bận” nên chắc là…?

Biết chừng đâu… Một tân bộ trưởng ít được mạng xã hội đặt nhiều niềm tin và hy vọng, có thể tạo được bất ngờ? Thời gian sẽ là câu trả lời…vì đã “Quá tam ba bận”…?

#bộtrưởnggiáodục

- Quảng Cáo -