Chuẩn bị hung khí mà để trong nhà thì có thể coi là chuẩn bị “phòng vệ”. Trên thực tế là gia đình cụ Kình đã bị tấn công. Tôi vẫn cho rằng, nếu đúng như các bị cáo thừa nhận, họ đã giết ba cán bộ công an, thì họ đã “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (dù họ đã phòng vệ không thành công, cửa nhà tan nát, cha già bị giết) hoặc “giết người trong trạng thái bị kích động mạnh” (do bị tấn công vào ban đêm bằng vũ trang).
Hãy xử đúng tội danh chứ đừng khép những tội để có thể tử hình họ. Mạng đổi mạng là trả thù chứ không phải là công lý. Đừng xử theo cách mà trăm năm sau người đời phải còn phán xử.
Vẫn biết, nói chuyện pháp lý hay công lý trong vụ án Đồng Tâm là vô nghĩa với những người đang nắm quyền tuyên án. Nhưng, day dứt trên nền tảng công lý và pháp lý là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống như những con người.
***
Nguyễn Thông: Trắng trợn
Nửa đêm nửa hôm, ngang ngược xông vào nhà người ta, bất chấp pháp luật, bắn thẳng vào chủ nhà vốn là đồng chí đồng đội của mình. Tội ác ấy, trời nào dung tha.Bắn cha xong, bắt luôn con, lợi dụng quyền lực súng đạn tòa án trong tay, khép 2 người con vào tội chết, không khác gì án tru di man rợ ngày xưa. Tội ác ấy, trời đất nào dung tha.
Cả vú lấp miệng em, dùng mọi thủ đoạn, nhất là hệ thống truyền thông vô đạo, để buộc tội người dân, không đếm xỉa gì tới công lý, sự thật khách quan. Tội ác ấy, trời đất nào dung tha, ai bảo thần dân chịu được.Từ trên xuống dưới, kẻ thì thực thi, kẻ thì giấu mặt, gây tội ác mà vẫn cứ nhơn nhơn, rửa bàn tay vấy máu, còn miệng lưỡi xoen xoét che đậy, nói hay nói tốt, làm như kẻ vô can. Tội ác nham hiểm ấy, có ngày trời đánh chết.Một xã hội tàn mạt về đạo lý, về lương tâm thì cái ác mới có thể lăng loàn, trắng trợn như vậy.
Bây giờ lịch sử bị méo mó, nhưng sau này lịch sử sẽ công bằng, bởi không thể khác được. Lịch sử là của số đông dân chúng chứ không phải của một nhóm người tạm thời có quyền lực.
***
Dương Quốc Chính: Phiên toà này sẽ là vết nhơ trong lịch sử tư pháp
Toà phúc thẩm y án sơ thẩm cho thấy rằng người ta muốn gia đình ông Kình phải đền mạng hơn là thực thi công lý. Ba mạng công an chết thì cần ba mạng dân đền vào. Ông Chức bị cho là đổ xăng giết công an, thì bị án tử đã đành còn ông Công chỉ tự vệ bảo vệ bố, dù có dùng vũ khí cũng không có mục đích giết người. Thế nhưng cũng bị án tử?
Tại sao với vụ trọng án như vậy mà vẫn không có thực nghiệm hiện trường? Phải chăng nếu thực nghiệm sẽ lộ ra nhiều thứ không logic, không phù hợp với cáo trạng?
Phiên toà này sẽ là vết nhơ trong lịch sử tư pháp cũng như ngành công an khi họ vừa tham chiến vừa điều tra!
***
Đoàn Bảo Châu: Một phiên toà man rợ, lưu manh và bất nhân
Y án với việc tử hình hai con trai của ông Kình, y án chung thân với cháu nội ông Kình và ông Hiểu.
Phía chính quyền đã chủ động tấn công vào một nhà đảng viên hơn 50 tuổi đảng, một người đã tin tưởng tuyệt đối vào đảng và tin là sự đấu tranh của ông và các con cháu sẽ được lãnh đạo quan tâm giải quyết.
Tôi thừa nhận việc họ dùng vũ khí để chống lại sự tấn công của chính quyền là không nên, là dại nhưng như tôi nói nhiều lần họ sai một thì chính quyền sai mười khi chủ động tấn công vào nhà của họ ngay giữa đêm. Chính quyền, toà án, luật pháp trong tay, sao phải hành động quái gở như vậy?
Đã có bao bài viết của những con người có lương tri vạch ra những diễn giải ngớ ngẩn, phi lý của sự việc, người phát ngôn thì thay đổi kịch bản đến mấy lần. Nhớ giúp cho là sự thật là duy nhất nhưng nói láo thì có nhiều phiên bản.
Như vậy thì khác nào tru di tam tộc một gia đình đảng viên.
Chính quyền ở Việt Nam có vẻ như không bao giờ sai và chuyện nhận lỗi là xa lạ, là không tưởng.
Quả là man rợ, lưu manh & bất nhân!
***
Mạc Van Trang: Phiên tòa ô nhục sẽ bị đời đời nguyền rủa!
Rồi Lịch sử sẽ làm rõ sự thật, những kẻ thực sự giết người sẽ không thể trốn tránh.
***
Nguyễn Doãn Đôn: Cải cách ruộng đất sai lầm xảy ra ở nhiều tỉnh. Đồng Tâm chỉ xảy ra tại một thôn. Nhưng vết nhơ lịch sử đều tày trời như nhau.
Giới trí thức mà làm ngơ vụ Đồng Tâm là không còn “thức” nữa mà là ngủ mê như chết rồi!
***
Nguyễn Thúy Hạnh: Hãy trả lại tiền phúng điếu cho gia đình cụ Kình
Vậy là vụ án đồng tâm đã khép lại với phẩn thua thuộc về Nhân Dân.
Kết quả 2 phiên toà dẫu nhân dân bị dồn đến đường cùng, gia đình cụ Kình chịu 3 án tử (bao gồm cả cái chết của cụ Kình), một án chung thân, đều ko thể chứng minh có yếu tố khủng bố ở đó.
Vậy yêu cầu Vietcombank trả lại số tiền phúng điếu cụ Kình, ko thể trơ tráo trắng trợn chiếm đoạt số tiền phúng điếu của một người đã chết do bị nhà cầm quyền sát hại./.
#dânoanĐồngTâm #phiêntòaphúcthẩmĐồngTâm