Dải Ngân Hà và chiếc Cầu Khỉ

Trẻ em Việt Nam phải đi cầu khỉ qua cầu để đến trường học.
- Quảng Cáo -
Lê Quang – Ước Mơ Việt Tân
Vượt dải Ngân Hà (*)
Tháng Bảy năm 2020, cơ quan NASA của Hoa Kỳ phóng phi thuyền thám hiểm không gian mang tên Perseverance lên Hỏa Tinh (Mars). Sau cuộc hành trình hơn 470 triệu km, kéo dài hơn 6 tháng, phi thuyền Perseverance đã đáp xuống Hỏa Tinh thành công vào ngày 18 tháng Hai, 2021. Sau đó xe Perseverance sẽ bắt đầu nhiệm vụ đi tìm vết tích của sự sống trên Hỏa Tinh mà người ta nghĩ là đã từng có hàng triệu năm trước đây.
Phi thuyền Perseverance đã đáp xuống Hỏa Tinh thành công vào ngày 18 tháng Hai, 2021.
Dải Ngân Hà
Tín hiệu gửi đi giữa trái đất và Hỏa Tinh mất khoảng 5 đến 20 phút tùy theo khoảng cách giữa hai hành tinh này đang quay vần trong thái dương hệ. Vì thế mà các khoa học gia NASA không thể trực tiếp kiểm soát điều khiển Perseverance. NASA phải thiết kế Perseverance để tự động làm công việc được giao phó.
Cũng như bao nhiêu người khác, tôi theo dõi phi thuyền Perseverance đáp xuống Hỏa Tinh với đầy sự thán phục. Bái phục các khoa học gia NASA, bái phục trí tuệ của nhân loại, bái phục giấc mơ chinh phục không gian của con người.
Có ai đó bảo là trước khi ngó lên trời, hãy nhìn xuống đất. Có thán phục kỹ thuật của con người đưa một phi thuyền vượt hơn trăm triệu cây số để đến một hành tinh khác đi truy tìm sự sống, thì cũng có hơi buồn với chuyện đời sống dân mình có nơi chưa vượt qua được một con sông. Học sinh phải lội sông, phải đu dây để qua sông đi học. Không phải vì nước mình không đủ sức xây cầu, đặt cống, mà vì bất bình đẳng xã hội, chênh lệch giàu nghèo.
Thôi, chuyện lên cung trăng, Hỏa Tinh để cho nước giàu người ta lo. Tôi chỉ ước gì tất cả các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa nước mình có cái cầu để qua sông. Rồi khi nào nước mình giàu có, kỹ thuật cao thì các em đó sẽ mơ vượt dải Ngân Hà.
Lê Quang
Ảnh: NASA
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả
- Quảng Cáo -