Nói đến chuỗi cung ứng toàn cầu thì Tàu Cộng đang là trung tâm của chuỗi, nhưng nói đến ngành y tế thì các nước Âu Châu và Ấn Độ là đóng vai trò trung tâm. Tuy nhiên, theo The Washington Times thì Tàu Cộng hiện nay là một trong những nhà cung cấp hàng đầu các thành phần dược phẩm hoạt tính (API) – thành phần cơ bản cho thuốc kháng sinh và các loại thuốc kê đơn khác mà người Mỹ tiêu thụ.
Trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu, nếu Tàu phụ thuộc vào Mỹ thì Mỹ cũng có những điểm yếu phụ thuộc vào Tàu. Mới đây chính quyền tổng thống Trump đưa công ty sản xuất chip SMIC và công ty khai tác dầu khí ngoài khơi CNOOC vào danh sách đen. Trước đó tổng thống Trump cũng đã đưa 4 công ty Trung Cộng do quân đội Tàu sở hữu hoặc kiểm soát vào danh sách, nâng số công ty Tàu bị lọt vào danh sách đen là 35 công ty. Theo đó là một lệnh hành pháp ban ra nhằm ngăn cản các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty niêm yết bắt đầu từ cuối năm sau đồng thời ngăn cản các đối tác phía Hoa Kỳ làm ăn với các công ty này. Điều này hứa hẹn sẽ gây thiệt hại kép cho các công ty trên: thứ nhất nó sẽ làm cho các công ty Tàu Cộng bị mất thị trường quốc tế; thứ nhì sẽ gây ra hiện tượng thoái vốn hàng loạt của các nhà đầu tư Mỹ đã có cổ phần trong các doanh nghiệp này.
Đáp lại, thì ngày 17/10/2020 vừa qua, Tàu Cộng đã ban hành “Luật kiểm soát xuất khẩu”. Luật mới ban hành này được cho là Tàu muốn nhắm vào 2 ngành xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu đối với những ngành công nghiệp quan trọng mà người Mỹ đang có: thứ nhất là ngành xuất khẩu đất hiếm; và thứ nhì là ngành xuất khẩu thành phần dược phẩm hoạt tính (API). Được biết hiện nay Trung Cộng chiếm 80% kim loại đất hiếm trên thế giới. Mà như ta biết đất hiếm một thứ nguyên liệu thô cho ngành sản xuất thiết bị điện tử trong đó có ngành sản xuất chip. Còn tầm quan trọng của API thì như đã nói rồi, nó rất quan trọng với ngành công nghiệp dược phẩm sản xuất kháng sinh. Đây là lá bài trả đũa của Tàu Cộng nhắm vào Mỹ.
Theo tờ Nikkei Asia dẫn lời Nathan Bush của công ty luật DLA Piper ở Singapore, thì ông này đánh giá rằng “với việc Trung Quốc hiện ngang hàng với Mỹ về các công cụ trừng phạt”. Có lẽ câu nhận xét này với nhiều người thì không thỏa đáng, bởi người ta nghĩ Mỹ luôn nắm những công cụ trừng phạt vượt trội. Trong lĩnh vực công nghệ, chip cho các đại gia công nghệ Tàu lại nằm trong tay người Mỹ, nhưng ngược lại nguyên liệu thô dùng để sản xuất chip lại nằm trong tay người Tàu. Thật sự cũng không biết được ai trội hơn ai trong vấn đề trừng phạt lẫn nhau này? Không thể nào mà ước lượng chính xác được./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.washingtontimes.com/…/china-threatens…/
https://asia.nikkei.com/…/China-s-export-control-law-to…
https://www.cnbc.com/…/trump-to-add-chinas-smic-and…
#thươngchiếnmỹtrung