Đến nay vụ án cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bước qua một ngã rẽ quan trọng.
Chưa bao giờ khoảng cách giữa Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13 và một thằng tù lại mỏng manh đến thế. Từ chỗ tràn trề hy vọng một suất UV BCT, chỉ sau một vài tháng, đã phải nếm trải thân phận của một người tù. Ít ai ngờ cuộc đời chính trị của tướng công an như Nguyễn Đức Chung, lại kết thúc đau đớn như thế. Đi lên từ lính hình sự, đã biết bao người chịu cảnh tù đày dưới “bàn tay sắt”của Nguyễn Đức Chung. Giờ đến lượt Chung bị cấp dưới một thời Nguyễn Duy Ngọc tống vào tù.
Từ khi Nguyễn Đức Chung bị bắt vào tháng 8 vừa qua, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin với báo chí rằng, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án:
Vụ quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí(41 tỷ đồng), vụ Nhật Cường và chiếm đoạt bí mật nhà nước.
Về tội chiếm đoạt bí mật thì Bộ Công an đã chứng minh có hành vi vi phạm, và trong số tài liệu này có một số tài liệu liên quan tới Nhật Cường.
Nên lưu ý câu: “Trong số tài liệu này có một số tài liệu liên quan tới Nhật Cường”. Có nghĩa là tội gây thất thoát lãng phí 41 tỷ, và tội rửa tiền không được nói đến. Và tội chiếm giữ bí mật nhà nước cũng được chẻ ra, chỉ nói đến những tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường mà thôi. Còn các tội danh khác “bỗng dưng biến mất”một cách rất ngoạn mục và tài tình.
Việc Nguyễn Đức Chung bảo kê cho Nhật Cường và hàng chục người khác thì ai cũng biết. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi phát biểu kết luận tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước diễn ra sáng 21/11/2018, được báo Tiền Phong ngày 21/11/2018 thuật lại như sau: “Không những 1 sân trước mà 4,5 “sân sau”. Tôi không tiện nói tên, có ông 14 -15 cái “sân sau”, đừng tưởng Thủ tướng không biết”. Ai cũng biết rằng ông Phúc muốn ám chỉ Chung con.
Nhưng dù Nguyễn Đức Chung có nắm giữ được bí mật vụ án Nhật Cường thì cũng chẳng làm được gì. Vì vụ án này ngoài tầm tay của Chung con. Kẻ toàn quyền quyết định số phận của vụ án này là Bộ trưởng BCA Tô Lâm, và tướng Nguyễn Duy Ngọc, nguyên là Cục trưởng Cục C03, người trực tiếp điều tra vụ Nhật Cường.
Điều đáng lưu ý là: Báo Tuổi Trẻ ra ngày 23/11/2020 đặt câu hỏi: “Chưa làm rõ ông Nguyễn Đức Chung biếu 10.000 USD để làm gì”?
Câu hỏi này càng làm người ta nghi ngờ về những bí mật trong vụ án này. Lẽ thông thường mà suy ra là Chung con biếu 10.000USD là để mua tin, như kiều Dương Chí Dũng chi nửa triệu USD cho Phạm Quý Ngọ để mua tin vụ án có bị khởi tố không để biết mà chuồn. Nếu chỉ có vậy thì tại sao báo Tuổi Trẻ lại đặt câu hỏi ngớ ngẩn như vậy?
Nhưng là một tướng công an trưởng thành từ một Cảnh sát hình sự, không dại gì mà Chung con lại có những hành động thô thiển như vậy.
Ngay từ khi Chung con bị bắt, dư luận đồn đoán rằng phải bắt Chung con trước ngày xử vụ Đồng Tâm, vì có thể Chung con nắm giữ Kế hoạch bí mật 914A của BCA tấn công Đồng Tâm. Và biết đâu Chung còn nắm được nguyên nhân thật về cái chết của 3 CSCĐ.
Sau đó dư luận lại đồn đoán đây là cách phe Nghệ Tĩnh muốn triệu hạ Chung con để mở đường cho Phan Đình Trạc giữ ghế Bộ trưởng BCA sau ĐH13.
Nhưng khi mà danh sách các trường hợp đặc biệt quá tuổi sau Hội nghị TƯ 13 vẫn chưa chốt được, thì lại có tin nói do Tô Lâm khó lọt vào Tứ trụ như mơ ước, nên phải triệt Chung con để giữ ghế BCA cho chắc.
Một điều đáng lưu ý nữa là: Tại Hội nghị TƯ 12, khóa 12 hồi giữa tháng 5/2020, nhằm giới thiệu các ứng viên quy hoạch cho ĐH13, kết quả có hai người cực giàu và được đánh giá nổi trội hơn phần còn lại, đã đạt số phiếu cao nhất là Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban kinh tế TƯ, và Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội. Sau đó thì lần lượt cả hai người ngày đều bị đánh bật theo hai cách khác nhau.
Phải chăng đây là cách chứng minh câu nói này như một…chân lý: “Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, mà thông minh thì nó tiêu diệt”?
Dư luận đặt câu hỏi rằng: Tại sao 3 giờ còn 1. Có thể do Chung con vẫn còn nắm giữ những bí mật quan trọng nào đó, nên hai bên đã thỏa hiệp với việc Chung con tiếp tục im lặng và sẽ được hưởng mức án nhẹ “có thể chấp nhận được”?
Qua bản Kết luận Điều tra của Nguyễn Đức Chung, cho thấy tội phạm tại VN có thể biến ảo khôn lường. Từ không có thể thành có, từ có có thể thành không, từ to có thể thành nhỏ, và từ nhỏ có thể thành to bất cứ lúc nào.
Cụ thể về hai tội danh của Nguyễn Đức Chung tự dưng biến mất là ví dụ điển hình.
Ấy mới là:
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dù rằng đổi trắng thay đen khó gì (Kiều)./.
#nguyễnđứcchung #đấuđánộibộ