Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm VN của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Bien, GE (General Electric Co. Mỹ) và Genco 3 (TCT Điện 3 – VN) đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án nhiệt điện khí LNG Long Sơn (Vũng Tàu) với tổng công suất 3.600-4.500 MW, đặt mục tiêu hoạt động vào năm 2025.
Trước đó 28/10/2020, bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, các tập đoàn Mỹ và Việt Nam đã có ký kết, thoả thuận 4 dự án điện khí hóa lỏng (LNG):
Dự án LNG Bạc Liêu tổng công suất 3.200 MW do 4 đại gia năng lượng gồm Delta Offshore Energy, Bechtel, GE, McDermott cùng đầu tư theo hình thức IPP (dự án điện độc lập), tổng mức đầu tư 3 tỷ USD và sẽ lên đến 50 tỷ USD trong 25 năm.
Dự án LNG Long An, công suất 3.000 MW do General Electric và VinaCapital hợp tác.
Dự án LNG Hải Phòng có công suất 4.500 MW, hợp tác giữa ExxonMobil Hải Phòng Energy, UBND TP Hải Phòng và Cty điện lực JERA của Nhật.
Dự án LNG Sơn Mỹ công suất khoảng 4.500 MW, hợp tác giữaTập đoàn AES và TCT Khí Việt Nam (PV Gas), tại tỉnh Bình Thuận.
Năm dự án Điện khí này sẽ có tổng công suất 23.700 MW, bằng 2.155 lần công suất thủy điện Rào Trăng 3 (11MW). Vậy mà, mấy chục năm qua, Bộ Công thương chỉ lo quy hoạch nhà máy Điện Than và Thủy Điện mini!
ĐIỆN THAN: VIỆT NAM TĂNG – ĐÔNG NAM Á GIẢM!
Theo Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM), trong ba năm 2016-2018, tổng công suất các nhà máy điện than mới ở khu vực Đông Nam Á liên tục giảm mạnh. Nếu như, năm 2016 tổng công suất là 12.920 MW thì năm 2017 giảm hơn một nửa, còn 6.355 MW, và tiếp tục giảm hơn một nửa còn 2.744 MW trong năm 2018.
Trái lại ở VN, năm 2016 chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, có xét đến năm 2030, nhưng vẫn coi ĐIỆN THAN là then chốt: “Tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 42,7% công suất nguồn toàn hệ thống)”!
Chính vì vậy, từ năm 2016 đến nay, VN quyết liệt xây thêm 6 NM Nhiệt Than mới với tổng công suất 5.945 MW, nhiều gấp 2 lần tổng công suất của NM Nhiệt Than của các nước Đông Nam Á hồi năm 2018 (2.744 MW):
Duyên Hải 3 1245 MW 2016
Mông Dương 1 1080 MW 2016
Vĩnh Tân 4 1200 MW 2017
Thái Bình 1 600 MW 2017
Thăng Long 620 MW 2018
Vĩnh Tân 1 (BOT) 1200 MW 2018
Hậu quả là năm 2019, 12 NM Điện Than của EVN còn tồn 15 triệu tấn xỉ than không biết đỗ đi đâu? 15 triệu tấn xỉ than để trong khu vực NM không thể tưới nước thường xuyên và dùng xe hủ lô nén cho dẻ, nên gió phát tán xỉ than ra nhà dân, giống như nước và đất đá của thủy điện chôn vùi nhà dân ở hạ lưu!
Chưa hết, xỉ than để ngoài trời nên theo nước mưa ngấm xuống đất làm đất nông nghiệp nhiễm mặn!
Khi thấy nhân dân xã Vĩnh Tân (Bình Thuận) chịu đời không thấu xỉ than, năm 2018, lãnh đạo tỉnh Long An đã trung dũng kiên cường, quyết liệt phản đối quy hoạch 2 NM điện than trên địa bàn tỉnh và kêu gọi các tập đoàn nước ngoài đầu tư Điện Khí LNG. Kết cục có hậu, GE của MỸ đã OK Salem!
Ngày 21/11/2020, tỉnh Thừa Thiên – Huế chịu đời hết thấu THỦY ĐIỆN nên Chủ tịch UBND tỉnh đã ký công văn gửi Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên – Môi trường đề nghị thu hồi 2 giấy phép đối với thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Cho đến giờ này, lực lượng cứu hộ của tỉnh chưa tiếp cận được chỗ chôn lấp các công nhân ở Nhà Điều hành Thủy Điện Rào Trăng 3, đội cứu hộ đành đón lỏng xác nạn nhân dưới các dòng suối hạ nguồn! Thảm họa thủy điện kinh khủng, mà các bộ trưởng: Công thương, Nông nghiệp, Tài – môi không hề thừa nhận!
Ở cạnh Thủy điện chết không thấy xác, ở cạnh Điện than chết mòn vì ung thư phổi! “Công thương biết cho chăng, điện khí không xài?” (nhái câu: “Em ơi biết cho chăng, tỉnh lẻ đêm buồn”)./.
#nhiệtđiệnthan #thủyđiện #điệnkhíhóalỏngLNG