Trong vấn đề tranh chấp biển Đông, Trung Cộng luôn biết phân loại đối thủ rất rõ ràng để có chiến lược ứng phó với từng loại đối thủ khác nhau. Có thể tạm phân làm 3 loại như sau:
Loại thứ nhất, là kẻ hơn về trình độ lẫn thực lực, kẻ này mạnh hơn Tàu;
Loại thứ nhì là yếu hơn nhưng biết kéo kẻ mạnh vào hỗ trợ hoặc ít nhất cũng biết liên minh với nhiều nước khác để tạo sức mạnh;
Loại thứ ba là hèn yếu nhưng muốn tỏ vẻ trung lập và chọn đứng một mình.
Trong 3 loại đó thì lấy chủ quyền trong tay loại thứ ba là dễ nhất.
Vùng xám về ý nghĩa nguyên thủy của nó là vùng không rõ ràng, tranh tối tranh sáng. Trong tranh chấp chủ quyền, vùng xám được hiểu là vùng gây tranh cãi, bên nào cũng cho là mình có chủ quyền trên đó. Chiến lược vùng xám là chiêu bài xâm lấn bằng ngoại giao lẫn quân sự nhưng không để xảy ra tiếng súng của chính quyền Tàu Cộng. Phía Trung Cộng luôn đưa ra kế sách thích hợp để cốt sao giữ cho cuộc tranh chấp ở mức căng thẳng cần thiết nhưng không đẩy đến ngưỡng chiến tranh. Trong 3 loại đối thủ như đã kể trên thì loại thứ ba được Tàu Cộng ưa chuộng nhất, vì loại này chỉ biết chọn cách nhượng bộ thay vì dám leo thang căng thẳng. Không cuộc tranh chấp nào dễ dàng bằng tranh chấp với đối thủ chọn con đường nhượng bộ làm cách giải quyết cả. Thế nên Tàu Cộng ưa Việt Cộng là thế.
CS Việt Nam có 2 tử huyệt mà Trung Cộng cứ nhắm vào đó khái thác:
Tử huyệt thứ nhất, đó là bản chất yếu nhưng thích đứng một mình. Bản chất này nó thể hiện qua chính sách 4 không mà chính quyền CS hay rêu rao: “không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Với loại chính quyền theo đuổi chính sách này thì khi Tàu Cộng cho leo thang căng thẳng thì chắc chắn nó không có thế để bám víu và kết quả tất yếu là nó chọn giải pháp nhượng bộ để mua lấy sự an toàn.
Tử huyệt thứ hai, đó là không dám kiện. Nguyên nhân của tử huyệt này là bởi sự phụ thuộc cả chính trị lẫn kinh tế vào chính kẻ gây sự với mình. Tuy ngày nay ĐCS Việt Nam đã nỗ lực tham gia rất nhiều sân chơi kinh tế để để giảm phụ thuộc vào Phương Bắc nhưng vô phương. Nền tảng để nuôi sống một nền kinh tế là thị trường nguyên liệu đã rơi vào tay kẻ thù truyền kiếp rồi. Chính vì vậy, dù cho Việt Nam có tham gia vào EVFTA, RCEP, hay CPTPP thì cũng không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Cộng được, đã quá muộn. Còn về chính trị, thì phụ thuộc vào kẻ thù Phương Bắc đó là truyền thống của ĐCS rồi, không dám bứt ra.
Hôm 20/11/2020 trên báo Soha cho biết, Trung Cộng đang soạn dự luật cho phép tàu hải cảnh Tàu nổ súng vào tàu nước khác. Đây là động thái leo thang gây căng thẳng trên vùng biển của những nước có tranh chấp với Tàu cộng. Thêm một bước lấn tới trong chiến thuật vùng xám của Tàu Cộng. Thông thường, những tàu xâm phạm lãnh hải thì lực lương hải cảnh mới có quyền nổ súng. Như vậy đạo luật này ra đời thì điều đó có nghĩa là Trung Cộng muốn khẳng định vùng xám là vùng “trắng”(tức là chủ quyền không thể tranh cãi) thuộc Bắc Kinh. Tuy nhiên khi đạo luật này ra đời không phải hải cảnh Tàu muốn bắn ai là bắn mà phải có chọn lọc.
Nếu tàu của Mỹ vào biển Đông chắc chắn hải cảnh Tàu Cộng không dám nổ súng, nếu tàu Nhật đi vào vùng tranh chấp giữa Nhật và Tàu thì hải cảnh Tàu Cộng cũng phải cân nhắc giữa đuổi đi hoặc nổ súng bắn chìm, còn nếu tàu Việt Nam mà vào vùng xám thì sao? Thì chắc chắn hải cảnh Tàu bắn không cần suy nghĩ. Vậy nên đạo luật này soạn nhắm vào ai trong khu vực tranh chấp thì có lẽ cũng không khó để đoán ra.
Tàu cộng ra đời chiến lược vùng xám nhưng CS Việt Nam ứng phó bằng chính sách 4 không thì xem như việc thua thiệt ngã về ai đã quá rõ. Với dân thì CS có đủ mọi gian kế để cai trị nhưng với kẻ thù truyền kiếp thì chỉ biết làm mồi ngon cho giặc. ĐCS là vậy, không bao giờ thay đổi được, ngoại trừ dân biết thay đổi thể chế chính trị cho mình./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://soha.vn/tq-soan-du-luat-cho-phep-hai-canh-no-sung…?
#luậtbiểnmớicủatrungcộng #biểnđông