Đến giờ phải khẳng định phương án nhân sự chủ chốt của trung ương đảng CSVN chưa được thống nhất. Ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị tổng bí thư, trưởng tiểu ban nhân sự đại hội đảng là người chịu trách nhiệm lớn nhất về vấn đề này.
Nhưng điều rất đặc biệt là những nhân vật có khả năng ứng cử vào những vị trí quan trọng lần lượt theo cách này hay cách khác đã ra đi.
Ở vị trí kế nhiệm tổng bí thư, ông Đinh Thế Huynh đột ngột bị căn bệnh kỳ lạ mất trí nhớ, ông trở thành người thần kinh, hàng ngày lảm nhảm chuyện không đâu, có khi còn quên cả tên người quen cũ.
Kế đến là ông Trần Đại Quang, ông mắc một căn bệnh cũng kỳ lạ mà các bác sĩ hàng đầu ở Việt Nam xác nhận chưa gặp bao giờ. Trước khi chết một năm, ông Quang bị tước bỏ hết quyền lực và bị giám sát, theo dõi chặt chẽ.
Người cuối cùng ở ví trí kế nhiệm tổng bí thư là ông Trần Quốc Vượng, ông hầu như không có cơ hội gì để chứng tỏ mình, ông rất nhạt nhoà so với ứng cử viên chức tổng bí thư. Vị trí tổng bí thư phải theo thông lệ phải đi lên từ các chức thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thường trực ban bí thư.
Nếu tính theo cách này, thì người kế nhiệm chức tổng bí thư chỉ có ông Phúc là khả dĩ hơn cả khi đem thi đấu với ông Vượng. Với mạng lưới sân sau, đàn em của mình trong trung ương. Một cuộc thăm dò uy tín ở vị trí giữa Phúc và Vượng, chắc chắn Phúc sẽ thắng áp đảo.
Vị trí tổng bí thư bây giờ chỉ có 3 người là ông Trọng, Phúc, Vượng.
Ông Trọng quá già và bệnh tật, ông khó có thể vin vào lý do nào nữa để ngồi lại.
Ông Vượng không có uy tín, hay nói thẳng hơn là ông không có nhiều vây cánh, đàn em.
Ứng cử viên vị trí thủ tướng cũng y hệt như các trường hợp ứng cử tổng bí thư. Đầu tiên thì Hoàng Trung Hải phó thủ tướng, uỷ viên bộ chính trị đưa về là bí thư Hà Nội, trên danh nghĩa là cho đi địa phương để lấy tiêu chuẩn kinh qua lãnh đạo địa phương. Giữa chừng nhiệm kỳ, ông Hải bị lôi ra tội làm thua lỗ ở Gang Thép Thái Nguyên, bị kỷ luật và phế truất chức vụ, ngồi im một chỗ. Thay thế ông Hải là phó thủ tướng Vương Đình Huệ, cũng là uỷ viên BCT. Ông Huệ mới ngồi đã được chốt luôn ghế bí thư đến hết khoá sau. Cả hai người đều kinh quan quản lý về kinh tế, độ tuổi, kinh nghiệm đều đáp ứng vị trí thủ tướng.
Hai ứng cử viên Hải và Huệ đã bị đầy xa ghế thủ tướng, đương nhiên người còn lại, không cần thông tin mật gì, ai chú ý theo dõi cũng có thể nhận định, trước sau người ấy cũng bị đầy xa khỏi ghế thủ tướng. Đó là trường hợp cựu thống đốc ngân hàng, trưởng ban kinh tế trung ương, uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình.
Nguyễn Văn Bình đã bị tấn công dồn dập suốt từ nhiệm kỳ trước đến nửa nhiệm kỳ sau, nhưng đều bình an vô sự bởi trước đó còn hai người là Huệ, Hải. Bình còn xa chức thủ tướng, nhưng nay phe Tư Sang đã đẩy được cả hai người kia đi, lẽ nào để Bình Ruồi bất chiến tự nhiên thành, ngồi hưởng thành quả mà nó phải thuộc về Trương Hòa Bình, phó thủ tướng thường trực hoặc đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới làm một nhiệm kỳ.
Đòn tấn công lần này của Tư Sang thật quyết liệt mang tính sống còn, cũng dể hiểu vì chỉ còn hai tháng là mọi việc phải chốt được thua. Nếu Trương Hoà Bình, Nguyễn Xuân Phúc về vườn, một mình Trần Cầm Tú ở lại cùng đám Hà Tĩnh chưa đủ sức khuynh loát chính trường Việt Nam.
Liệu bộ chính trị do ông Trọng chủ trì có khước từ bàn đến vấn đề kỷ luật Nguyễn Văn Bình không ?
Rất khó, vì thời gian không kịp, kỷ luật thế nào, họp BCT, họp trung ương đảng…ban hành kỷ luật sát ngày đại hội.
Không làm cũng dở, vì bọn Tư Sang đã tung thông tin lên mặt báo, thẳng thắn nói UBKTTW đề nghị. Ông Trọng không làm gì thì uy tín đốt lò của ông để ở đâu ?
Nếu nói hoãn đến nhiệm kỳ sau, tất nhiên Nguyễn Văn Bình không được ứng cử ghế thủ tướng, và bọn Tư Sang chỉ cần có thế. Nhiệm kỳ sau quan quân trong tay chúng, việc diệt Bình Ruồi lúc nào được lúc ấy.
Cuộc chiến tàn khốc này khiến cho những kẻ khác phải run sợ, phó thủ tướng Vũ Đức Đam sau nhiều lần bị dằn mặt, Đam nại lý do xem tử vi bảo làm to nữa thì bị hạn, xin không ứng cử vào BCT. Còn bà Trương Thị Mai, ứng cử viên chủ tịch quốc hội bày tỏ ý muốn được xin về nghỉ hưu. Đây là hai người khá hiền lành, không điều tiếng gì, họ chọn cách an thân khi thấy cuộc tương tàn khốc liệt giữa các phe phái trong nội bộ cấp cao của đảng CSVN.
Ông Trọng cần ra một đòn quyết đoán, đó là chỉ giữ lại trường hợp quá tuổi duy nhất là ông Vượng làm tổng bí thư, y như nhiệm kỳ trước. Còn ai quá tuổi phải về hết. Sau đó mới bàn tiếp đến ai làm gì ở các vị trí chủ tịch nước, thủ tương, chủ tịch quốc hội. Cắt đứt tham vọng của Trương Tấn Sang đưa Trương Hoà Bình lên cao. Không còn tham vọng này, diệt ai cũng chẳng mang lại gì, mọi chuyện mới tạm yên để đi vào đại hội thứ 13./.
#đạihội13 #đấuđánộibộ #trươngtấnsang