Mỗi người sử dụng internet đều để lại trên đó lịch sử truy cập, thói quen truy cập, dữ liệu cá nhân như hình ảnh, clip, đoạn text tâm sự vv… Hàng triệu, hàng tỷ dữ liệu cá nhân của khách hàng như vậy được các công ty công nghệ thu thập về thành một kho dữ liệu khổng lồ – Big Data. Và từ đó người ta dùng nó để phân tích hành vi, xu hướng và sở thích của loại khách hàng theo độ tuổi, theo giới thính, theo lãnh thổ vv.. Kết quả phân tích ấy là thứ tài liệu vô giá cho các doanh nghiệp.
Thực sự với con người thì không bao giờ có thể xử lý nổi đống Big Data được mà chỉ có trí tuệ nhân tạo AI (Artiaficial Intelegence) mới có thể làm được. Big Data chỉ là dữ liệu thô, nó phải được được AI phân tích thì mới thành những dữ liệu có giá trị với doanh nghiệp, với an ninh quốc gia… AI càng phát triển nó phân tích càng nhanh và càng chính xác. Và cũng nhờ đó nó giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, tránh rủi ro và chớp thời cơ tốt. Với doanh nghiệp, tốc độ ra quyết định vừa nhanh vừa chính xác thì cũng đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về họ.
Nay AI đang len lỏi vào mọi doanh nghiệp, thúc đẩy năng suất, dịch vụ khách hàng, bán hàng, đổi mới sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động. Netflix thì sử dụng AI để giới thiệu các chương trình và chương trình mà người xem có thể thích. Alibaba của Tàu thì sử dụng AI để xử lý mọi tương tác của khách hàng nhằm giúp quá trình bán hàng trực tuyến diễn ra suôn sẻ hơn. Các ngân hàng thì sử dụng AI để hiểu dữ liệu tài chính nhằm giúp họ xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng hoặc giúp phát hiện gian lận hạn chế rủi ro nợ xấu vv… Ngày nay, công nghệ Robot không thể thiếu AI, kỹ thuật hàng không không thể thiếu AI và sắp đến AI sẽ đảm bảo khả năng tự lái cho ô tô công nghệ. Và nếu những hãng ô tô truyền thống không nắm bắt kịp xu hướng mới này thì hậu quả như Nokia là khó tránh khỏi.
Như vậy qua đây chúng ta thấy công nghệ AI đã ngày càng xâm nhập sâu vào mọi lĩnh lực kinh tế, chính nó giúp doanh nghiệp, chính phủ giải quyết những vấn đề ngoài khả năng con người với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn và chi phí rẻ hơn. Một kinh tế dùng AI phổ biến tất nền kinh tế đó làm ra nhiều tiền hơn mà sử dụng ít sức người hơn. Như vậy, nhìn vào xu hướng đầu tư vào AI, chúng ta biết tương lai quốc gia đó đi về đâu. Nói về “công nghệ 4.0” mà lơ là đầu tư vào AI thì chỉ là nói khoác. Theo Fortune Business Insights thì quy mô thị trường AI toàn cầu sẽ tăng từ 20,7 tỷ USD vào năm 2018 lên thành 202,6 tỷ vào năm 2026, tức tốc độ tăng hoảng 25,6% mỗi năm, một tốc độ tăng rất cao. Đây là xu hướng của thời nay, và việc lớn mạnh của các công ty công nghệ ngay cả trong thời kỳ đại suy thoái do dịch Covid-19 đã cho thấy điều đó.
Chúng ta thường nghe quan chức CS Việt hay lải nhải một số cụm từ được cho là mode thời thượng như “công nghệ 4.0”, “thời đại 4.0”, “đi tắt đón đầu” vv… Vậy thực chất thời đại 4.0 là gì? Nói nôm na là thời đại 4.0 là thời đại của trí tuệ nhân tạo. Và chỉ có đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo thì nó mới kéo những ngành khác bay cao được và lúc đó người ta mới có thể “đi tắt đón đầu”. Hiện nay Trung Cộng đã đi đúng hướng trong vấn đề này khi họ đầu tư vào Big Data và AI rất mạnh. Và rõ ràng chúng ta thấy, Tàu đã vượt EU, Nhật Bản và tiệm cận với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ. Họ đã đi tắt đúng hướng.
Không biết ở Tàu, lãnh đạo có lải nhải những thứ về những thứ “4.0” như các đồng cấp bên Việt Nam hay không, chỉ biết Tàu đang thực hiện nó một cách quyết liệt và đã thành công, còn Việt Nam thì chỉ dừng lại ở nói mà không làm. Để biết quan chức CS Việt Nam có làm hay không, chúng ta hãy xem những gì mà Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã thống kê như sau: Nước Mỹ đầu tư vào AI với 155 USD/người, Singapore đầu tư 68 USD/người, Tàu đầu tư 21 USD/người, còn Việt Nam thì bao nhiêu? Thật bất ngờ, Việt Nam chỉ đầu tư vỏn vẹn có 3 cent/người, bằng 0,019% so với Mỹ, bằng 0,044% so với Singapore và bằng 0,14% so với Tàu. Đầu tư vào AI vậy thì lấy gì bắt kịp người ta?
Nào “công nghệ 4.0”, nào “thời đại 4.0”, nào “đi tắt đón đầu” bla bla bla… nhưng về chiến lược thì hoàn toàn chẳng có gì cả. Càng về sau, Việt Nam sẽ càng tụt hậu so với thế giới là khó tránh khỏi. Thực tế, những cụm từ “4.0” kia là khẩu hiệu để thỏa tính háo danh quá nặng của đám quan chức CS chứ hoàn toàn nó không phải là định hướng chiến lược của họ./.
-Đỗ Ngà-
https://www.dataversity.net/the-importance-of-big-data…/
https://www.thesaigontimes.vn/…/viet-nam-tut-hau-trong…
https://www.usatoday.com/…/artificial…/4542467002/
#thờiđại4.0 #trítuệnhântạo