Một lá thư chung lên tiếng đòi công lý cho Đồng Tâm đã được nhiều chính trị gia, tổ quốc quốc tế và giới hoạt động dân sự ký tên gởi ông Nguyễn Xuân Phúc.
============
Ngày 8 tháng Mười, 2020
Nguyễn Xuân Phúc
Thủ Tướng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
16 Lê Hồng Phong
Ba Đình
Hà Nội, VIỆT NAM
V/v: Phiên xử Đồng Tâm
Kính gửi Thủ tướng,
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về phiên xử người dân Đồng Tâm từ ngày 7 đến ngày 14 tháng Chín năm 2020.
Trước khi phiên xử bắt đầu, vào ngày 3 tháng Chín, 13 luật sư bào chữa có gửi thư yêu cầu chánh án hoãn phiên tòa và mở lại cuộc điều tra sự vụ. Lá thư dài 7 trang đã đưa ra những điểm không rõ ràng và mâu thuẫn trong hồ sơ điều tra.
Trong suốt phiên xử, quyền hạn của các bị cáo, bao gồm luôn cả quyền hạn và đặc quyền của luật sư bào chữa, đã không được tôn trọng, theo Điều 14 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982. Sau đây là một số việc điển hình:
- Luật sư bào chữa không được gặp thân chủ cho tới khi có bản cáo trạng, và sau đó chỉ được gặp với sự có mặt của quản giáo, vi phạm nguyên tắc riêng tư của luật sư và thân chủ.
- Hồ sơ vụ án không được cung cấp cho luật sư bào chữa cho đến khi vài ngày trước phiên tòa, và chỉ được đưa khi Hiệp Hội Luật Sư Hà Nội can thiệp.
- Luật sư bào chữa không được hội ý với thân chủ trong phiên tòa, chỉ trừ trong ngày thứ nhì của phiên xử.
- Gia đình của các bị cáo không được cho vào dự phiên tòa
- Phim gọi là “tài liệu” do Bộ Công An thực hiện được trình chiếu khi phiên tòa bắt đầu, nghiêng về việc chứng minh các bị cáo là có tội
- 19 trong số 29 bị cáo bị tra tấn để buộc phải nhận tội.
- Người của Công An hăm dọa và xách nhiễu một số luật sư bên trong và bên ngoài tòa án Hà Nội.
- Tòa từ chối không cho một số nhân chứng vào tòa theo yêu cầu của các luật sư bào chữa.
- Không có sự kiện tái dựng để soi sáng tình huống xoay quanh cái chết của cụ Lê Đình Kình và 3 nhân viên cảnh sát.
- Ký giả độc lập người Việt và ký giả ngoại quốc không được tham dự phiên xử, vi phạm nguyên tắc cơ bản của tranh luận mở.
Quyền tiếp cận luật sư và các biện pháp bảo vệ tư pháp hình sự đã được trân trọng ghi vào Nguyên Tắc Cơ Bản[1] của Liên Hiệp Quốc về Vai Trò của Luật Sư.
Các bị cáo với bản án nặng nề nhất (tử hình, tù chung thân, án tù dài hạn) đã quyết định kháng án. Với tất cả những điều sai trái quy tắc xảy ra, chúng tôi kêu gọi ông hãy tôn trọng quyền hạn của các bị cáo trước khi, trong khi, và sau khi việc kháng án diễn ra, tuân thủ theo Điều 14 của Công Ước và Nguyên Tắc Cơ Bản.
Kết án con người tội tử hình trong những điều kiện thế này là điều không chấp nhận được, nhất là từ lần “rà soát định kỳ phổ quát” vừa rồi, nhiều quốc gia đã kêu gọi Việt Nam bãi bỏ án tử hình.
Việc phát triển bền vững của một quốc gia không thể diễn ra khi thiếu một nền tư pháp công bằng, độc lập.
Đồng ký tên,
Giới Chính Trị Gia:
Bà Maria Arena, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, Bỉ
Bà Frédérique Ries, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Bỉ
Bà Saskia Bricmont, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Bỉ
Hon. Judy A. Sgro, Dân biểu Quốc Hội, Chủ tịch Ủy ban Giao Thương Quốc Tế, Cựu Bộ Trưởng về Quốc Tịch & Di Trú, Canada
Bà Anna Cavazzini, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Đức Quốc
Ông Michael Gahler, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Đức Quốc
Bà Jutta Paulus, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Đức Quốc
Ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng Tp. Neustadt, Đức Quốc
Bà Alviina Alametsä, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Phần Lan
Bà Heidi Hautala, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Phần Lan
Ông Ernest Urtasun, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Tây Ban Nha
Ông Jean-Luc von Arx, Nghị viên Tp. Geneva, Thụy Sĩ
Bà Delphine Bachmann, Dân biểu Nghị viện Geneva, Chủ tịch Đảng Christian-Democrat, Thụy Sĩ
Bà Patricia Bidaux-Rodriguez, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Bà Claude Bocquet-Thonney, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Bà Natacha Buffet-Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Bà Alia Chaker Mangeat, Luật sư, Nghị viên Tp. Geneva, Thụy Sĩ
Ông Sébastien Desfayes, Dân biểu Nghị Viện Geneva, Thụy Sĩ
Ông Jean-Marc Guinchard, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Ông Vincent Maître, Lut sư, Dân biểu Nghị viện Geneva, Nghị viên Bern, Thụy Sĩ
Bà Christina Meissner, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Ông Souheil Sayegh, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Ông Alexandre de Senarclens, Dân biểu Nghị viện Geneva, Thụy Sĩ
Ông Philippe Schwarm, Thị Trưởng thành phố Prégny-Chambésy, Thụy Sĩ
Hon. Chris Hayes, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền, Úc Châu
Hon. Julian Hill, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang, Phó chủ tịch Ủy Ban liên tịch Tài Khoản Công và Kiểm Toán, Úc Châu
Hon. Luke Donnellan, Dân Biểu Tiểu Bang Victoria, Bộ Trưởng Bộ Bảo Vệ Trẻ Em, Người Già và Người Tàn Tật, Úc Châu
TS Kiều Tiến Dũng, Dân Biểu Tiểu Bang Victoria, Úc Châu
Ông Brando Benifei, Dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Ý
Tổ Chức Quốc Tế:
Bà Cécile Auriol, Thành viên Hội Đoàn Quản Trị ACAT Bỉ Quốc
Bà Nathalie Seff, Giám đốc Điều hành, ACAT Pháp
Ông Christoph Schürhaus, ACAT Đức
Ông Dominique Joris, ACAT Thụy Sĩ
Ông Matthew Bugher, Giám Đốc các Chương Trình Á Châu, ARTICLE 19
Ông Nguyễn Lê Hùng, Hội Bầu Bí Tương Thân
Ông Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch, Hội Anh Em Dân Chủ
Ông Jean-Marc Comte, Phó Chủ Tịch, Ủy Ban Thụy Si-Việt Nam (Cosunam)
Bà Doreen Chen, Destination Justice
Ông Nguyễn Văn Hải, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do
Bác sĩ Uta Kölle, German Doctors, Bieberach, Đức Quốc
Bà Sara Brandt, Cố vấn Chính trị, Globalt Fokus
Bà Sophie de Graaf, Giám đốc, Lawyers for Lawyers
Bà Catherine Morris, Giám Đốc Điều Hành, Quan Sát Quyền Luật Sư Canada
Ông Christophe Deloire, Tổng Thư Ký, Ký Giả Không Biên Giới
Ông Peter Dahlin, Giám đốc, Safeguard Defenders
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch, Đảng Việt Tân
Ông Benjamin Ismaïl, Watchdogs Unleashed
Giới Hoạt Động Dân Sự:
Đức Giáo Mục phó Otto Georgens, Giáo phận Speyer, Đức Quốc
Đức Ông Peter Schappert, giáo phận Speyer, Germany
Tiến sĩ Markus Leniger, Katholische Akademie Schwerte, Đức Quốc
Linh mục Peter Bernd, Linh mục Chánh xứ, Baselland, Đức Quốc
Quản hạt Alban Meißner, Ludwigshafen, Đức Quốc
Giáo sư, Tiến sĩ Mathias Seifert, Hochschule Fresenius, Idstein, Đức Quốc
Quản hạt Johannes Pioth, Giáo phận Speyer, Đức Quốc
Ông Markus Herr, Phát ngôn nhân Giáo phận Speyer, Đức Quốc
Tiến sĩ Thomas Fandel, Giáo phận Speyer, Đức Quốc
Tiến sĩ Thomas Kiefer, Giáo phận Speyer, Đức Quốc
Tiến Sĩ Stefan Breiter, Hội Đồng Giáo xứ Peter và Paul, Witten/Wetter/Sprockhövel, Đức Quốc
Tiến sĩ Christoph Götz, Tu viện Neustadt, Đức Quốc
Giáo sư, Tiến sĩ Joachim Schmiedl, Vallendar, Đức Quốc
Giáo sư, Bác sĩ Stefan Grüne, Bác sĩ trưởng, Neustadt, Đức Quốc
Giáo sư, Tiến sĩ Gerd Morgenschweis, Essen, Đức Quốc
Bác sĩ Helene Kamb, Đức Quốc
Linh mục Jürgen Streuer, Münster, Đức Quốc
Tiến sĩ Ingo Grabowsky, Đức Quốc
Luật sư Hans Kamb, Đức Quốc
Tiến sĩ Ansgar Hohmann, Đức Quốc
Đức Ông, Tiến sĩ Christoph Kohl, Giáo Phận Speyer, Đức Quốc
Bác sĩ Anke Schauer, Đức Quốc
Bác sĩ Wolfgang Ortner, Đức Quốc
Bác sĩ Christian Kämmerer, Đức Quốc
Bác sĩ Alexander Hammer, Đức Quốc
Tiến sĩ Walter Zwick, Speyer, Đức Quốc
Tiến sĩ Wilhelm Dreyer, Speyer, Đức Quốc
Tiến sĩ Joachim Sommer, Ludwigshafen, Đức Quốc
Tiến sĩ Damian Bieger, Đức Quốc
Bác sĩ Joachim Gehrmann, Dortmund, Đức Quốc
Bác sĩ Dankwart Kölle, Biberach, Đức Quốc
Ông Helmut Hofrichter, Luật Sư, Neustadt, Đức Quốc
Bác sĩ tâm lý Katharina Hofrichter, Neustadt, Đức Quốc
Bác sĩ Jörg Breitmaier, Ludwigshafen, Đức Quốc
Ông Hartwig Witthöft, cựu hiệu trưởng, Neustadt, Đức Quốc
Ông Ali Benouari, cựu Bộ trưởng Tài Chính tại Algeria, Thụy Sĩ
Ông Michel Rossetti, cựu Thị trưởng Tp. Geneva, Thụy Sĩ
Ông Marcel Monney, cựu Thị trưởng Tp. Grand-Saconnex, Thụy Sĩ
Bà Elizabeth Boehler-Goodship, cựu Thị Trưởng Tp Grand-Saconnex, Thụy Sĩ
Ông Bernard Favre, Thành viên Cosunam, Thụy Sĩ
Bà Pascale Berry-Wavre, Thành viên Cosunam, Thụy Sĩ
Ông Michel Goenczy, Viên chức cao cấp, Thụy Sĩ
Ông Philippe Souaille, Ký giả, nhà làm phim, Thụy Sĩ
Ông Bertrand Staempli, cựu Phát ngôn nhân phi trường Geneva, Thụy Sĩ
Ông Pierre Martin-Achard, luật sư, Thụy Sĩ
[1] Nguyên Tắc Cơ Bản của Liên Hiệp Quốc về Vai Trò của Luật Sư mô tả ngắn gọn các chuẩn mực quốc tế liên hệ đến các khía cạnh then chốt của quyền được có luật sư độc lập. Các Nguyên Tắc Cơ Bản đã được đồng thuận và chấp nhận bởi Hội Nghị LHQ lần thứ Tám về Ngăn Ngừa Tội Phạm và Đối Xử với Can Phạm tại Havana, Cuba vào ngày 7 tháng Chín, 1990. Theo sau đó, Đại Hội Đồng LHQ đã “hoan nghênh” các Nguyên Tắc Cơ Bản trong nghị quyết “Nhân quyền trong việc quản trị tư pháp”, được chấp nhận không phải bỏ phiếu vào ngày 18 tháng Mười Hai, 1990 ở cả hai phiên họp Ủy Ban lần thứ Ba và phiên họp khoáng đại của Đại Hội Đồng.
Xin bấm vào đây để xem dạng PDF