Dân chủ xứ Cảng Thơm đã hết

- Quảng Cáo -

Người viết: Anh Hoàng

Nền dân chủ của Hương Cảng được xây dựng và vun đắp đã hơn một thế kỉ khi được nhà Thanh nhượng lại cho đế quốc Anh vào năm 1842. Hong Kong vừa là cảng biển, vừa là nơi xuất khẩu trầm hương, và làm ra những cây nhang từ gỗ trầm hương có giá tới 60.000 USD, và từ đó là xuất xứ của tên gọi Hong Kong – Hương Cảng. Sau khi trở thành thuộc địa của Anh nó đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ nước Anh biến thành trung tâm tài chính, thương mại hàng đầu thế giới và xếp thứ tư Châu Á sau Tokyo, Thượng Hải và Singapore. Bản thân, Hong Kong được xem là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa duy nhất trên thế giới khi lượng tiền tệ được điều phối bởi ngân hàng dựa vào cung cầu thị trường, chính phủ hay quan chức không thể can thiệp sâu vào thị trường bằng các chính sách tăng trưởng gây nên các bong bóng ảo trên thị trường để trục lợi. Tương tự, giáo dục và luật pháp được Anh Quốc hết sức chú trọng tại Hong Kong khi Tiếng Anh và tiếng Trung song song là hai ngôn ngữ chính thức ở Hong Kong góp phần giúp người dân tiếp cận được nhanh chóng với các thông tin và kiến thức quốc tế mới nhất và dễ dàng truyền tải thông tin ở Hong Kong tới thế giới góp phần thúc đẩy phát triển. Luật pháp đều công bằng với mọi người và nhân quyền được đáp ứng đầy đủ.

Điều này đã được minh chứng rõ nhất đối với người dân Việt Nam đó là khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bị bắt tại Hong Kong. Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt động cách mạng. Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long – Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác. Nguyễn Ái Quốc đã bị kết án tử hình vắng mặt của toà Đại hình Vinh theo phán quyết số 115 (10-10-1929), cùng lệnh truy nã của thực dân Pháp. Cuộc mặc cả giữa mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông, kèm theo những điều kiện có lợi cho cả hai bên đã dẫn đến cuộc vây ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc – Tống Văn Sơ ở số nhà 186 Tam Kung – Hương Cảng (6-6-1931). Nhờ sự can thiệp của luật sư Loseby đã đề nghị Thống đốc Hong Kong can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hong Kong. Đơn giản Hong Kong là nơi tôn trọng dân chủ và pháp luật. Tất cả mọi người đều có quyền lập hội, tham gia hội, viết báo và phát ngôn tự do đó đều là những quyền cơ bản của con người được chính quyền Hong Kong tôn trọng và bảo vệ. Nếu như, Hong Kong không có được nền dân chủ tốt đẹp đó câu chuyện sẽ khác và con đường đánh Pháp đuổi Nhật giành độc lập cho đất nước Việt Nam có lẽ sẽ còn chông gai hơn nữa.

Nguyễn Ái Quốc (Tống Văn Sơ) và Luật sư Loseby

Tuy nhiên, nền dân chủ lâu đời này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi luật an ninh quốc gia tại Hong Kong. Rồi đây, bất kì ai ở Hong Kong sẽ phải thận trọng, không còn được tự do ngôn lập, báo chí, tham gia hội đảng phái, nhân quyền bị coi nhẹ. Trung tâm thương mại của thế giới đang bị đe dọa bởi tham vọng và độc tài của Trung Cộng.

- Quảng Cáo -

Nguồn tham khảo:

http://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/vu-an-nguyen-ai-quoc-o-hong-kong-va-tinh-ban-thuy-chung-ho-chi-minh-lodobi-28241

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here