Chết bởi thuốc trừ sâu

- Quảng Cáo -

Nguyễn Đình Trọng|

  1. CHẾT BỞI THUỐC TRỪ SÂU

Năm 1956, thuốc bảo vệ thực vật gần như không tồn tại ở Việt Nam. Nửa đầu năm 2020, nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu nhiều hơn xăng (vnexpress.net).

Từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/6, Tổng cục Hải quan công bố Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này. Để so sánh, trong cùng kỳ, Việt Nam nhập 249 triệu USD tiền xăng (vnexpress.net).

Trong một báo cáo cách đây 3 năm, World Bank khẳng định có đến 50-60% nông dân trồng lúa đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức đề nghị; 38 – 70% nông dân các tỉnh phía Nam đang sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức khuyến cáo. Theo tổ chức này, khoảng 20% nông dân đang sử dụng thuốc trừ sâu vi phạm các quy định hiện hành, sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp nhập khẩu, cấm hoặc thậm chí giả mạo (vnexpress.net).

- Quảng Cáo -

Ai dám khẳng định thuốc trừ sâu là an toàn cho sức khoẻ kể cả việc tuân thủ dùng đúng. Nhất là Việt Nam chúng ta một số loại thuốc bảo vệ thực vật đã có bằng chứng gây ung thư và bệnh nan y nhưng chúng ta vẫn cho phép dùng thêm kia mà.

Các bạn cũng nên nhớ, các nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về độc chất học nói riêng nó đúng ở thời điểm nghiên cứu. Sau đó, khi khoa học tiến bộ hơn, phương pháp định lượng tốt hơn, tiếp cận nghiên cứu tốt hơn thì kết quả trước có thể bị phủ nhận, bổ sung hay bị bác bỏ đi. Có thể từ chất an toàn thành chất độc hại là bình thường. Những tồn dư dạng vết gây tích lũy dẫn trong cơ thể gây độc hại, tạo bệnh nan y hiện nay cũng không được nghiên cứu nhiều.

  1. CHẾT BỞI THỊ HIẾU HÌNH THỨC BÊN NGOÀI VÀ CHẾT BỞI ĐỒNG LOẠI.

Người dân, người nội trợ của chúng ta luôn thích cái hình thức bên ngoài. Khi họ đi mua rau xanh, thực phẩm họ muốn mua cái đẹp về hình thức: Các bà nội trợ yêu cầu khi mua, rau lá phải to không tì vết, rau củ quả màu phải xanh mướt thật đẹp, bóng bẩy, căng mịn, màu đẹp, đều nhau…Những cái thị hiếu của người mua này yêu cầu người bán phải có. Sau đó người bán phản ánh lại nguồn cung là họ muốn rau củ quả phải có đặc tính đó. Rồi người nông dân lại phải đáp ứng cái thị hiếu hình thức đó của người dân tiêu dùng bằng cách sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích và bất chấp quy định an toàn để đưa ra những sản phẩm tồn dư độc hại mà mắt thường không thấy được. Nhưng những sản phẩm tồn dư độc hại đó lại đáp ứng yêu cầu thị hiếu hình thức của người dân và người nội trợ. Và chúng ta cứ mỗi ngày nuốt hoá chất độc hại, tồn dư vào cơ thể thông qua ăn uống và chính trên mâm cơm chúng ta với cái thị hiếu đẹp và bắt mắt kia.

Vậy, điều này cho thấy chúng ta chết bởi cái thị hiếu hình thức bên ngoài qua vấn đề ăn uống và chúng ta cũng chết bởi chính đồng loại của chúng ta tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng cái thị hiếu hình thức bên ngoài của chúng ta đấy.

  1. LIỆU CÁC NƠI VÙNG VEN, VÙNG QUÊ, VÙNG NÔNG THÔN CÓ CÒN AN TOÀN MÀ SỐNG KHÔNG?

Câu trả lời của Trọng là các vùng ven, vùng quê, vùng nông thôn hiện nay không còn an toàn mà sống đâu? Vì sao như vậy?

Vì khi người nông dân sản xuất sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng độc hại thì tồn dư là không tránh khỏi. Chúng thấm vào đất đai, cây hút chất độc đó vào thân lá cành rồi chúng ta ăn cây rau đó. Chúng tồn dư trong rau củ quả chúng ta ăn. Đương nhiên chính là chúng ta đang ăn một lượng hoá chất độc.

Cần Thơ; vớt cá chết, ngoài 80 tấn cá bán rẻ 1.000 đồng/kg ra thị trường, số cá còn lại ông Tùng đã chôn và khử trùng bằng vôi ngay sau đó – Ảnh: Quang Vinh

Một phần hoá chất độc hại đó ngấm vào nguồn nước. Người dân lấy nguồn nước đó uống và sinh hoạt. Chất độc sẽ vào cơ thể tích luỹ dần và đến khi đủ lượng độc sẽ phát ra bệnh ung thư, bệnh nan y mà không có thuốc điều trị.

Một phần hoá chất độc hại ở dạng thấp ngấm vào đất nước, vào cây cỏ, vào thuỷ sản. Con cá, động vật ăn cỏ ăn và uống vào. Đương nhiên những con cá, thuỷ sản và động vật ăn cỏ (bò, dê, gia cầm) đó nhiễm độc chất sẵn. Chúng ta ăn những động vật này thì đương nhiên chính chúng ta đang nạp vào một lượng chất độc hại cho cơ thể chúng ta.

Khi phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu chúng phát tán theo đường không khí mang theo các phân tử chất độc hại, làm không khí ô nhiễm, chúng ta hít không khí ô nhiễm thì cũng tích luỹ độc chất vào cơ thể đấy.

Vì vậy, với tình trạng hiện nay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu một cách vô tội vạ này thì các vùng đất vùng ven làm nông nghiệp, nông thôn, vùng quê không còn là an toàn để sống khoẻ nữa đâu.

  1. QUAN SÁT CÁ NHÂN SỨC KHOẺ NGƯỜI DÂN VÙNG QUÊ

Mình hay vào bệnh viện ung bướu mình thấy các em bé bị ung thư, người bị ưng thư đến từ các vùng quê, vùng ven, nông thôn là chiếm phần gần hết lượng bệnh ung thư (mình không có số liệu chính xác thống kê, chỉ hỏi, gặp, thấy vậy)

Những vùng quê thì trừ những cụ già ngày xưa còn sống thì thấy sức khoẻ tốt. Nhưng giới người trung niên hiện nay thì không bệnh này cũng bệnh kia, bệnh nan y, bệnh ung thư, bệnh mãn tính hầu hết có và sức khoẻ họ rất yếu.

  1. LỜI KHUYÊN, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?

Thứ nhất, nhà nước phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong việc quán lý toàn xã hội: Từ khâu sản xuất, phân phối, tới tiêu dùng. Cần những cán bộ có năng lực thật sự và thật sự vì dân để làm việc này. Kiểm soát từ nhập khẩu, phân phối, mua bán và sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật. Nên để nó ở danh mục hàng độc hại bảng A.

Chúng ta hãy từ bỏ cái thị hiếu hình thức bên ngoài trong tiêu dùng. Chúng ta hãy mua rau củ quả xấu hình thức bên ngoài, chọn rau hữu cơ mà dùng. Hãy yêu cầu người bán hãy bán cho mình loại đó. Hãy mua giá cao rau hình thức xấu cũng được miễn rau không dùng thuốc.

Hãy ủng hộ và truyền thông các loại rau và sản phẩm hữu cơ đúng nghĩa vì tương lai nòi giống, dân tộc.

Thân mến!

Link hình bên dưới và tài liệu có tham khảo:

https://www.google.com.vn/amp/s/amp.vnexpress.net/vong-xoay-thuoc-tru-sau-tren-nhung-canh-dong-4122794.html

https://tuoitre.vn/thuoc-diet-co-gay-ung-thu-cang-de-lau-cang-co-toi-voi-dan-20190323081938652.htm

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here