Vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra vào đầu tháng 1-2008 và Hồ Duy Hải bị bắt giữ. Khi ấy, ông Nguyễn Hòa Bình là phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an.
Sau khi bị toà sơ thẩm, phúc thẩm tuyên án tử hình, gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu oan. Năm 2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định không kháng nghị bản án. Ông Nguyễn Hòa Bình lúc này là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Năm 2020, khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án, phiên giám đốc thẩm được mở ra để xem xét lại những sai sót trong quá trình điều tra, tố tụng. Lúc này, ông Nguyễn Hòa Bình lại là chánh án Toà án nhân dân tối cao và ngồi ghế chủ toạ toà giám đốc thẩm.
Kết quả là, nguyên tắc suy đoán vô tội bị bỏ qua. Điều tra sai sót, chứng cứ nguỵ tạo nhưng kết quả điều tra vẫn đúng. Hồ Duy Hải lại trở về vạch xuất phát, kể từ khi án tử treo trên đầu.
Nguyễn Hòa Bình thì… tuổi vẫn còn, quyền hành vẫn còn, cơ hội leo cao vẫn còn.
Trong nền tư pháp này, Hồ Duy Hải chỉ như cỏ dại, nhưng cái tên Hồ Duy Hải sẽ bám theo Nguyễn Hòa Bình suốt cả cuộc đời.
Và tất nhiên, nhân dân cũng ghi tên ông vào sổ nợ, để đến một ngày đòi lại cho bằng hết.
Trách nhiệm của cơ quan điều tra phải là tìm kiếm sự thật đã xảy ra. Và như thế, họ có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những công dân có liên quan đến vụ án, kể cả nạn nhân và những người vì lý do nào đó mà bị kéo vào.
Đó là lý do pháp luật văn minh có nguyên tắc suy đoán vô tội. Và đó cũng là lý do một nhà nước văn minh phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.
Công lý không phải là đạp lên mọi nguyên tắc để trừng phạt bằng mọi giá, mà công lý phải là phơi bày sự thật. Con đường công lý là con đường đi tìm kiếm sự thật khách quan. Nếu cái họ gọi là sự thật ấy lại được vẽ ra bởi ý chí của người khác, được nguỵ tạo bằng những chứng cứ người khác nhét vào vụ việc, thì đó là thứ công lý tật nguyền, công lý mù loà.
Suy đoán có tội và tìm mọi cách để hợp thức hoá suy đoán ấy là biểu hiện của một nền tư pháp lạc hậu và mục ruỗng.
Đấu tranh đòi hỏi phải huỷ bản án, phải tuyên trắng án khi không có chứng cứ khách quan buộc tội đủ thuyết phục, không chỉ là đấu tranh cho một thân phận con người – thân phận công dân Hồ Duy Hải. Đó là đấu tranh cho một giá trị, cho một nền tảng của xã hội văn minh và nhân bản.
Như thế có nghĩa, cái gọi là bản chất vụ án chính là niềm tin có trước của VTV rằng ai là thủ phạm, bất cần chứng cứ khách quan.
Đó là cách làm báo vừa ngu, vừa láo và quá ác.
Những người thực hiện bản tin và xét duyệt phát sóng bản tin ấy, tôi nghĩ rằng, mùi máu, sự tanh tưởi từ ngòi bút của các anh chị, dẫu gột rửa đến hết đời cũng không thể nào sạch nổi.
Tôi không mong cái giá tương tự đến với các anh chị. Nhưng, cuộc đời vốn công bằng, nếu có một ngày phải trả giá cho ngòi bút tanh mùi máu hôm nay, thì có lẽ cũng là nhân quả khó tránh dưới bầu trời này./.