Báo Thanh Niên phát hành ngày 27 tháng Ba năm 2020 có bài “Bộ Chính trị: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu” [1], trong đó cho hay ông Trần Quốc Vượng “thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.
Đồng thời, ông Vượng cũng yêu cầu đưa nội dung này vào giảng dạy tại các trường chính trị, kể cả các trường thuộc “hệ thống giáo dục quốc dân”. Điều này có nghĩa, các trường nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (may mắn) sẽ không buộc phải dạy những nội dung về “kinh tế tập thể, hợp tác xã”.
Chuyên gia kỳ cựu
Bernard Mc Alinden, làm việc 40 năm trong lãnh vực tài chính, cho biết [2]:
I think “collective” is a word mostly used to describe an agrarian communist economy. Small collective agrarian economies are probably the only form of communism that actually works. An example might be a small community of sheep farmers that collectively owns the open hills across which the sheep graze and collectively owns the flock and collectively shares the work of tending to the flock etc.
Collectivism makes fundamental sense in this instance because it is voluntary, economically efficient and among a small community that does not entail hierarchy and mutually enforces equal effort across the membership.
Efforts to impose collectivism across larger scale and more complicated economies typically fail because they soon become inconsistent with the notion of a group of people voluntarily cooperating to achieve greater efficiency and thereby maximise their narrow collective interests.
Tạm dịch:
Tôi nghĩ rằng “tập thể” là một từ chủ yếu được sử dụng để mô tả một nền kinh tế cộng sản nông nghiệp. Các nền kinh tế nông nghiệp tập thể nhỏ có lẽ là hình thức duy nhất của chủ nghĩa cộng sản thực sự hoạt động. Một ví dụ có thể là một cộng đồng nhỏ của những người chăn nuôi cừu sở hữu chung những ngọn đồi, nơi những con cừu gặm cỏ và cùng sở hữu đàn và chia sẻ công việc chăm sóc đàn, v.v.
Chủ nghĩa tập thể có ý nghĩa cơ bản trong trường hợp trên, bởi vì nó là tự nguyện, hiệu quả kinh tế và giữa một cộng đồng nhỏ không đòi hỏi sự phân cấp và cùng thực thi nỗ lực bình đẳng giữa các thành viên.
Những nỗ lực áp đặt chủ nghĩa tập thể trên quy mô lớn hơn và các nền kinh tế phức tạp hơn thường thất bại vì chúng sớm trở nên không phù hợp với quan niệm của một nhóm người tự nguyện hợp tác để đạt được hiệu quả cao hơn và từ đó tối đa hóa lợi ích tập thể hạn hẹp của họ.
Thật vậy, kinh nghiệm đầy máu và nước mắt của cái gọi là “kinh tế tập thể” do ĐCSVN gây ra cho toàn dân, đã được ông Mạc Văn Trang mô tả [3]: “…cái chữ “kinh tế tập thể, hợp tác xã” ở Việt Nam diễn ra từ năm 1960 cho đến những năm 1986. Trong gần 30 năm, nó khủng khiếp quá. Người ta nghĩ rằng hợp tác xã, kinh tế tập thể là khủng khiếp lắm, vì kết quả đã làm cho toàn dân phải đói…”
Và chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho đài RFA biết [3]: “…ông Vượng nói rõ ra là ông muốn nói đến kinh tế tập thể là như thế nào, chứ theo Kinh tế học thì tôi chưa thấy từ ngữ “kinh tế tập thể”. Đó là một từ ngữ mới, chỉ có kinh tế thị trường hay là kinh tế của các quốc gia theo Xã hội Chủ nghĩa. Còn nếu mà kinh tế tập thể thì đây là một từ mà tôi không quen nghe.”
Sai lầm trầm trọng của ông Vượng, không chỉ hoàn toàn không có chút kiến thức nào về kinh tế mà còn phản khoa học và chống lại quy luật kinh tế nói riêng và quy luật phát triển nhân loại nói chung.
Khi Việt Nam được gia nhập WTO đã cam kết chấm dứt nền kinh tế phi thị trường. Bây giờ, ông Vượng đòi áp dụng cái không có trong chuyên môn kinh tế và nó chỉ tồn tại trong nhóm nông dân nhỏ lẻ thời lạc hậu xa xưa như giải thích của chuyên gia Bernard Mc Alinden, mà sự tồn tại đó lại gây ra thảm cảnh điêu tàn cho toàn dân Việt Nam thì liệu ông ta có giật mình nghĩ về mối liên hệ giữa lý thuyết (tầm bậy) và thực tiễn (đau đớn) không (?)(!).
Việt Nam lại đang chuẩn bị phê chuẩn [4] hiệp định thương mại EVFTA trong tháng Tư năm 2020. Liệu việc ông Trần Quốc Vượng có đang đi ngược lại mong muốn của Bộ Chính trị trên con đường hội nhập quốc tế? Và cần nhớ, hiệp định EVFTA trước khi thành công, nó trải qua lắm đoạn trường vì bị chống đối khá nhiều từ dư luận kể cả trong và ngoài nước.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX ban hành [5] ngày 18 tháng Ba năm 2002 do ông Nông Đức Mạnh ký. Trong khi đó, Nghị quyết số 10-NQ/TW ban hành [6] ngày 3 tháng Sáu năm 2017 do ông Nguyễn Phú Trọng ký. Điều này cho thấy, ông Vượng đã dùng ông Mạnh (vốn những gì đã ký không còn giá trị) để “PHỦ ĐỊNH” ông Trọng (những gì đã ký vẫn còn nguyên giá trị). Tính chất này cho thấy tư duy phản bội đồng chí của ông Vượng không thể rõ hơn.
Khi quay lại khái niệm phản khoa học “kinh tế tập thể”, tức là ông Trần Quốc Vượng đã phá hủy công lao của các đồng chí ông ta dày công và lao đao đàm phán các hiệp định WTO, EVFTA.
Ông Trần Quốc Vượng còn yêu cầu đưa khái niệm phản khoa học này vào giảng dạy cho sinh viên, đó là hành động ngu dân hóa – một chủ trương quá khứ của người CSVN đã tạo ra hàng hàng lớp lớp những kẻ mang danh giáo sư tiến sĩ đáng khinh mà ngay tờ báo Vietnamnet tố cáo không cần che giấu [7].
Không những thế, ông Trần Quốc Vượng đã phản bội lại tất cả đảng viên từ cao nhất đến thấp nhất, vì việc ông ta đòi phục dựng “kinh tế tập thể”, tức đồng nghĩa mặc nhiên xác nhận Việt Nam bị Hoa Kỳ loại ra khỏi danh sách các nước đang phát triển là chính xác, bởi Việt Nam rất giàu có (!).
Nếu Bộ Chính trị vẫn tiếp tục để ông Trần Quốc Vượng làm những việc phản khoa học, chống lại quy luật phát triển của loài người, chắc chắn hậu quả thảm khốc không chỉ riêng ĐCSVN lãnh mà toàn dân Việt Nam sẽ phải trở lại thời kỳ tăm tối lầm than – người CSVN đã hứa hẹn đưa toàn dân thoát ra khỏi đó!
Quá thê lương, khi “hung chủ trương” này diễn ra ngay trong những ngày đại dịch virus Tàu hoành hành thế giới!
Thật lao đao! Thật thương đau!
_________________________
Nguyễn Ngọc Già