Sáng 10-12-2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi đối thoại với người nông dân ở các tỉnh thuộc Châu thổ sông Cửu Long, kết thúc cuộc đối thoại ấy, thủ tướng buông một câu kết rất thấm, cho đến hôm nay, không ai khác chính người dân ở đó mới ngẫm ra nhiều điều: Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình.
Lo cho Nhân dân là nhiệm vụ tối quan trọng mà bất kể nhà nước, và chính phủ nào cũng phải làm. Khi không lo được thì chính phủ nên cảm thấy xấu hổ mà giải tán trong danh dự.
Một câu kết của một vị đứng đầu chính phủ không những thiếu trách nhiệm với nhân dân, mang con bỏ chợ khi ông ta kêu gọi nông dân thay đổi cơ cấu sản xuất và mô hình để nâng tầm cao mới, mà còn thể hiện sự lừa lọc, phản bội.
Giờ đây, thứ quan trọng nhất mà Nông dân ở Châu thổ sông Cửu Long cần ngay lúc này là nước, nhìn cái cảnh hàng ngàn người dân phải xếp hàng dài chờ để mua được từng can nước thì lương tâm của các nhà lãnh đạo ở đâu? Các ông nghĩ gì?
Nằm giữa khu vực Trung Đông khô cằn, Israel có diện tích hơn 22.000 km2, trong đó 60% diện tích là sa mạc và thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạn hán.
Bất chấp thực tế khắc nghiệt này, Israel hiện là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu, không những đáp ứng đủ cho 95% nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác.
Israel đã phát triển một hệ thống tái chế, tinh lọc, tích trữ và chuyển nước thải đã qua xử lý nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp.
Nước thải từ các hộ gia đình ở khu vực đô thị được xử lý tại các nhà máy, rồi đưa vào tưới cho những cánh đồng kế bên, thậm chí cho cả những vùng sa mạc không hề có giọt mưa nào.
Chính phủ Israel đã đầu tư hơn 500 triệu USD để xây dựng các nhà máy xử lí nước thải trên toàn quốc. Với bước đi chưa từng có tiền lệ này cùng các điều kiện, quy định thích hợp, Israel đã tái sử dụng được tới 86% nước thải cho mục đích tưới tiêu, từ đó duy trì và thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Trong vòng 10 năm, Israel đã xây dựng 5 nhà máy khử mặn dọc theo bờ Địa Trung Hải tại các thành phố Ashkelon, Ashdod, Sorek, Palmachim và Hadera.
Những nhà máy này do tư nhân sở hữu nhưng được nhà nước bảo đảm bằng việc mua nước và bán cho người dân. Israel hiện sản xuất được hơn 300 triệu m3 nước ngọt từ công nghệ này, cung cấp tới 50% nhu cầu về nước uống, nước sinh hoạt và dự kiến tăng lên 70% vào năm 2050.
Nhờ đáp ứng được nhu cầu về nước, Israel có thể tập trung vào việc lên kế hoạch dài hạn hơn về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
Khó có ai có thể tưởng trong chương trình Dư Đồ ở các sách giáo khoa các cấp dạy rằng, VN là một quốc gia sông ngòi dày đặc, Nam Kỳ có hai mùa mưa và mùa khô lại xảy ra tình trạng dân xách can đi mua nước về để ăn uống, tắm giặt. Mà nước ăn uống không có thì lấy gì mà tắm giặt mà tưới tiêu cho cây trồng, vẽ các kế hoạch nông sản 10 năm, 20 năm làm gì xa vời quá, trong khi cây cối chết vì thiếu nước?
Để dân khát nước, dù nổ lực của chính phủ bao nhiêu đi chăng nữa thì đó là lỗi hoàn toàn thuộc về các ông. Đừng ngụy biện các lý do để biện minh cho việc bỏ rơi Nhân dân, thờ ơ và mặc kệ họ bao lâu nay.
Cho dù chính phủ đã hoạch định các kế hoạch dài hạn, các chính sách tốt trong tương lai ra sao mà để Dân chết vì khát thế này thì cũng chỉ là ảo ánh, bánh vẽ chạy theo thời đại.
Đừng nói những dự án vĩ đại, viễn vông phi thực tế nữa, hãy làm gì thiết thực cho Dân Miền Tây ngay đi Nguyễn Xuân Phúc, ít nhất là một can nước để nấu cơm./.