Nếu đại dịch bùng phát thì ai là kẻ góp phần?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Đến hôm nay Bình Thuận đã có 9 ca nhiễm, ấy vậy mà cả thành phố rúng động. Trong đó điều đáng nói là bệnh nhân số 34 đã sống không có trách nhiệm với cộng đồng khi khai báo không trung thực đã làm lây nhiễm cho 8 người tiếp xúc trực tiếp với bà này (tức nhóm F1) gồm các bệnh nhân có số từ 36 đến 42. Sau đó người ta phát hiện thêm 2 bệnh nhân nữa là bệnh nhân số 43 bị lây từ bệnh nhân số 38 và bệnh nhân thứ 44 lây từ bệnh nhân 38.

Cứ một người lớp P lây cho nhiều người lớp F1, cứ mỗi người F1 lây cho nhiều người F2, và mỗi người F2 lây cho nhiều người F3 vv.. và cứ như thế, nếu công việc cách li không kịp thời thì có thể nói số bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân và nhanh chóng gây nên tình trạng mất kiểm soát. Hiện nay chỉ mới có 9 ca nhiễm mà Phan Thiết đã gần như náo loạn, ngành y tế thành phố này đã có dấu hiệu lúng túng nên một ê kíp bác Sỹ của bệnh viện Chợ Rẫy – Sài Gòn phải gấp rút lên đường ngay trong đêm ngày 11 để rạng sáng ngày 12 kịp có mặt ứng phó với tình hình. Có cảm giác như chỉ cần số người nhiễm tầm 100 người thì Phan Thiết vỡ trận.

Đeo khẩu trang chỉ là một việc làm có thể hạn chế sự lây nhiễm coronavirus ở một xác suất hạn chế nào đó chứ bản thân cái khẩu trang ấy không thể đảm bảo cho người đeo nó khỏi lây nhiễm. Bằng chứng là bệnh nhân thứ 35 – nhân viên của cửa hàng Điện Máy Xanh tại Đà Nẵng có đeo khẩu trang nhưng vẫn bị lây nhiễm. Hiện nay người ta đang cố phân tích để đổ lỗi cho hành động “đeo khẩu trang sai cách” của bệnh nhân này. Nhưng theo ý chủ quan của tôi, đó chỉ là kiểu phân tích chạy tội cho cái khẩu trang chứ thực chất, đeo khẩu trang vẫn không thể đảm bảo 100% không lây nhiễm. Nếu đeo khẩu trang mà đảm bảo 100% không lây nhiễm thì các chính quyền trên thế giới đã không cần phải huy động rất nhiều nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện việc cách li một cách cưỡng bức. Có thể nói cho đến nay, công tác dập dịch hiệu quả nhất vẫn là không cho tiếp xúc ở cự li gần. Điều đó là không thể bàn cãi.

- Quảng Cáo -

Hiện nay bệnh dịch đã hoành hành được 4 tháng, và nó cũng đã bùng phát thành nhiều ổ dịch bên ngoài Trung Quốc. Tất cả khắp nơi đều thực hiện công tác cách li để dập dịch. Bất kể có đeo khẩu trang hay không thì việc tiếp xúc với bệnh nhân ở cự li gần đều có nguy cơ lây nhiễm tất. Còn nhớ, khi cơn dịch bùng phát người dân lo ngại rằng việc thổi nồng độ cồn sẽ đưa đến nguy cơ lây nhiễm coronavirus hay không. Trước câu hỏi của dân như vậy, Bộ Y tế CS đã không hề có một thông tin chắc chắn nào nhưng Bộ Y tế đã cho ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nói xạo với dân rằng “virus corona không lây nhiễm qua đường này vì ống thổi được dùng một lần”. Trước đó bộ này còn đưa ông PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai phán như đúng rồi rằng “việc thổi nồng độ cồn với ống sử dụng một lần không làm lây nhiễm virus corona”. Và cho đến hôm nay thì sao? Cho thổi nồng độ cồn chung máy đo với bệnh nhân thì liệu có ai dám không? Chắc chắn là không.

Được biết ngôi sao Holywood – Tom Hanks đã bị nhiễm khi đang quay phim ở Australia, mà như ta biết, Australia chưa phải là ổ dịch nhưng căn bệnh vẫn lây lan. Và mới sáng nay, báo chí đồng loạt đưa tin vợ của thủ tướng Canada có kết quả dương tính với coronavirrus. Có lẽ những con người này bị nhiễm vì họ đã tiếp xúc với người bệnh ở cự li gần mà họ không biết. Gần ở đây không có nghĩa là quá gần như thổi nồng độ cồn chung máy đo, mà gần ở đây rất có thể là chung ô tô, chung máy bay hoặc phòng sinh hoạt chung như phòng họp, dạ hội tiệc tùng vv… Những kiểu tiếp xúc như thế này có thể nói là rất xa so với kiểu tiếp xúc thổi chung máy đo nồng độ cồn. Ấy vậy mà bệnh vẫn cứ lây nhiễm. Như vậy chúng ta mới thấy những phát biểu của quan chức Bộ Y tế Cộng Sản khốn nạn và nguy hiểm đến mức nào. Sự phán bừa tạo ra sự chủ quan trong xã hội còn nguy hiểm hơn.

Được biết, ngày 25 tháng 2, ông chủ tịch Sài Sòn – Nguyễn Thành Phong cho biết “Nếu 1.000 người nhiễm bệnh là vỡ trận”. Đây lại là một hành động phán bừa, vì như ta biết ngày 21 tháng 2, khi mới chỉ có 291 ca nhiễm Hàn Quốc đã tuyên bố thất bại trong việc kiểm soát dịch bệnh. Ngay sau đó một ngày, tức ngày 22 tháng 2 quốc gia nay xuất hiện thêm 142 ca nữa và số ca nhảy vọt lên thanhg 433 ca và cứ thế phát triển rất nhanh. Chính vì thế, con số 1.000 ca nhiễm đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm, và thiếu trung thực của quan chức CS.

Ngày 26 tháng 2 khi mà dịch bệnh đã bắt đầu bùng phát ra bên ngoài Trung Quốc thì chính quyền CS đã vội vã chông công bố hết dịch tại tỉnh Khánh Hòa đồng thời họ cũng đã chuẩn bị công bố hết dịch trên toàn quốc. Thế nhưng chưa kịp công bố thì những ngày đầu tháng 3, bệnh nhân thứ 17 đã làm nổ tung tất cả. Và từ đó số lượng tăng lên hơn gấp đôi chỉ trong 10 ngày. Sự vội vã chủ quan trong công tác phòng chống dịch là một việc làm nguy hiểm. E rằng chỉ cần lên đến vài trăm ca nhiễm thì Việt Nam vỡ trận chứ không phải đến cả ngàn như ông Nguyễn Thành Phong đã nói.

Như ta biết hiện nay bệnh nhân số 21 và bệnh nhân số 34 là 2 bệnh nhân đang sống rất vô trách nhiệm với cộng đồng. Cả 2 bệnh nhân này đều khai báo không trung thực và hậu quả là làm cho những người chống dịch phải vất vả vì không biết đâu là nơi thật sự phát tán bệnh dịch. Điều đó dẫn đến việc bỏ sót những vùng nhiễm bệnh tạo điều kiện cho đại dịch bùng phát. 2 người này đang đại diện cho 2 thành phần ở tầng trên trong xã hội Việt Nam hiện nay, một kẻ là quan chức còn kẻ kia là trọc phú dựa hơi quyền lực. Đặc trưng của giới này là ngạo mạn và ý thức thực thi luật pháp rất kém. Chính sự ngạo mạn tự cho mình được hưởng những biệt đãi đã biến họ thành những con người bất tuân những gì buộc đại chúng phải thực hiện. Và như hôm nay như chúng ta đã thấy, họ đã đi khắp nơi gieo rắc bệnh tật đẩy cả xã hội rơi vào tình trạng vừa lo sợ vừa phải vất vả chống đỡ vì những hành động đó của họ.

Hiện nay số ca nhiễm của Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Với một chính quyền có chủ trương không trung thực tin và thêm vào đó là hàng loạt lãnh đạo vô ý thức thì không biết Việt Nam sẽ ra sao nếu số ca nhiễm bệnh lên đến hàng trăm? Sự giấu diếm thông tin thì bao giờ cũng gây nên sự chủ quan của xã hội. Có thể nói, đây chính là nguy cơ lớn nhất có thể làm cho Việt Nam mất kiểm soát khi sự lây nhiễm bắt đầu vào thời kỳ bùng nổ./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here