Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về dẫn độ, có rất nhiều khái niệm khác nhau về dẫn độ, nhưng tôi xin trích từ qui định của pháp luật Việt Nam. Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 đưa ra khái niệm dẫn độ như sau:
“Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.”
Đối tượng dẫn độ là ai?
Đối tượng dẫn độ là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn tại nước được yêu cầu.
Ví dụ cụ thể: Một công dân Trung Quốc đã phạm tội hình sự theo luật pháp Trung Quốc và trốn sang Việt Nam, hoặc công dân Trung Quốc đã bị xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng người này đã trốn sang Việt Nam. Khi Việt Nam bắt được 2 trường hợp thì sẽ được dẫn độ về Trung Quốc để điều tra xét xử với trường hợp thứ nhất và thi hành bản án với trường hợp thứ hai.
Thứ hai là việc đàm phán và ký kết nội dung của Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm 22 điều khoản bao gồm các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp.
Hiệp ước này đã được 2 nước bắt đầu đàm phán vào tháng 10 năm 2013. Hai bên đã ký hiệp ước vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh nhưng chưa chính thức có hiệu lực.
Hiệp ước đã được đệ trình vào ngày 22/8 tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của quốc gia để xem xét.
Ngày 24/8, Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua các Hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka và Việt Nam tại phiên họp hai tháng một lần từ 22 – 26/8. Hiệp ước này đã được Cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc thông qua vào ngày 26 tháng 8 năm 2019.
Tờ báo này cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Khi áp dụng Hiệp ước này, công dân Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ không bị xét xử ở Việt Nam, mà được chuyển về Trung Quốc xét xử.
Trong khi đó, các cơ quan truyền thông phía Việt Nam hoàn toàn không có một chút thông tin nào liên quan đến Hiệp ước dẫn độ này. Trên các trang thông tin điện tử của quốc hội, chính phủ, bộ tư pháp, bộ công an của Việt Nam cũng không đăng tải thông tin cũng như nội dung của Hiệp ước.
Mặc dù Hiệp ước chưa có hiệu lực, nhưng trước đó, ngày 1/8/2019, phía Việt Nam đã dẫn độ hơn 380 người Trung Quốc tham gia đường dây đánh bạc qua mạng internet tại Hải Phòng lên cửa khẩu Lạng Sơn để giao cho Trung Quốc xử lý.
Ngày 27/8/2019, một ngày sau khi phía Trung Quốc vừa thông qua, Việt Nam cũng đã dẫn độ 28 người Trung Quốc giao cho Cục Công an TP. Đông Hưng (Trung Quốc) xử lý về hành vi điều hành sàn chứng khoán giả tại Việt Nam.
Thứ ba là sự khác biệt của Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc với Hiệp ước dẫn độ của các quốc gia khác trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi ký kết với nhau Hiệp ước dẫn độ thì chỉ có các trường hợp người(công dân, người quốc tịch nước khác, người không quốc tịch) đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn tại nước được yêu cầu.
Nhưng theo Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì công dân Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ không bị xét xử ở Việt Nam, mà được chuyển về Trung Quốc xét xử.
Ví dụ: Khi công dân Trung Quốc đi du lịch, thăm thân, kinh doanh, … tại Việt Nam và vi phạm pháp luật Việt Nam như trộm cắp, lừa đảo, trốn thuế, cướp, giết, hiếp,… thì sau khi cơ quan chức năng của Việt Nam bắt được thì không được điều tra, truy tố, xét xử mà phải dẫn độ cho phía Trung Quốc xét xử.
Vậy là Hiệp ước dẫn độ này đã trao tài sản, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân Việt Nam vào tay Trung Quốc.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đánh mất chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tư pháp vào tay Trung Quốc. Đó là hành động phản bội Tổ quốc và Nhân dân của đảng cộng sản Việt Nam.
Đó là những lý do mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam che dấu Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cuối cùng, hiểm họa của Hiệp ước dẫn độ VN-TQ với Nhân dân VN là gì?
Người Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam trộm cắp, lừa đảo, cướp, giết, hiếp,… người dân VN nhưng họ sẽ không bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Những người Việt Nam không may mắn mà trở thành nạn nhân của người Trung Quốc thì không được bồi thường.
Khi người dân Việt Nam có mâu thuẫn với nhau mà không giải quyết được hay các băng đảng xã hội đen muốn thanh toán nhau thì họ có thể thuê người Trung Quốc hay các băng đảng xã hội đen của Trung Quốc. Sẽ xảy ra tình trạng thuê người Trung Quốc đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn,… gây rối loạn xã hội.
Khi những người Việt Nam yêu nước tỏ thái độ hay biểu tình chống sự xâm lăng của Trung Quốc. Mạng lưới gián điệp Hoa Nam hoàn toàn có khả năng thu thập thông của các cá nhân và sau đó sai người Trung Quốc sang phá hoại tài sản, gây tổn hại sức khỏe, thậm trí giết những người Việt yêu nước.
Trong nội bộ đảng cộng sản, những quan chức có quan điểm chống Trung Quốc hay có ý thức dân tộc, vì dân vì nước sẽ bị an ninh, tình báo Trung Quốc làm tổn hại sức khỏe, thậm trí giết chết.
Các phe nhóm trong đảng cộng sản tranh giành quyền lực với nhau, họ có thể thuê băng đảng xã hội đen của Trung Quốc, thậm trí những phe nhóm thân Trung Quốc có thể thuê an ninh, tình báo Trung Quốc sát hại các đối thủ chính trị trong đảng của mình.
Khi tình hình Việt Nam có những bất lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể ra lệnh cho các băng đảng xã hội đen, các cơ quan an ninh, tình bào của Trung Quốc cải trang sang Việt Nam gây rối loạn, phá hoại tài sản, giết hại công dân Việt Nam.
Một số quan chức cộng sản hiểu chuyện còn thổ lộ:
“Hiện nay, nói xấu lãnh đạo đảng, nhà nước còn không nguy hiểm bằng nói xấu Trung Quốc”.
Có thể nói Hiệp ước dẫn độ giữa Việt Nam và Trung Quốc là Hiệp ước bán nước, bán chủ quyền quốc gia, trao tài sản, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân Việt Nam vào tay Trung Quốc./.