Việt Nam bắt 3 container hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt xuất sang Mỹ

- Quảng Cáo -

VOA

Hôm 3/1/2020, Cục Hải quan TPHCM phát hiện 3 container chứa bọc nệm, quần áo có nguồn gốc Trung Quốc nhưng ghi nhãn mác “Made in Vietnam” tại cảng Cát Lái.

Lô hàng này do Công ty Super Foam tại tỉnh Bình Dương đứng tên nhập khẩu và trên hồ sơ lô hàng thể hiện hàng hóa là bọc nệm, xuất xứ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trang Hải Quan Online cho biết, khi kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa trong container là vỏ bọc nệm, quần áo có gắn mác “Made in Vietnam” trên từng sản phẩm.

- Quảng Cáo -

“Bước đầu cơ quan Hải quan xác định, Công ty Super Foam nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam”, trang Hải Quan Online cho biết thêm.

TTXVN cho biết lô hàng này chuẩn bị xuất khẩu cho một doanh nghiệp có địa chỉ tại California (Hoa Kỳ), đồng thời nói rằng Công ty Super Foam đã nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam với mục đích chuyển tải bất hợp pháp sang tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ.

VOA ghi nhận rằng những hình ảnh do truyền thông Việt Nam chụp lại từ hiện trường cho thấy lô hàng này được sản xuất cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có địa chỉ ở thành phố Southfield, bang Michigan.

Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.
Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.

Vào tháng trước, Công ty xe đạp Excel của Việt Nam nhập 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện từ Trung Quốc, sau đó lắp ráp đơn giản, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan.

“Xe xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam”, báo Zing dẫn lời Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết.

Vào đầu tháng 6/2019, các quan chức Việt Nam nói Trung Quốc cố tình dán mác “Made in Vietnam” lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ, và phía Việt Nam yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Ngày 20/6, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam “kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm” việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam.

Hôm 3/1/2020, Cục Hải quan TPHCM phát hiện 3 container chứa bọc nệm, quần áo có nguồn gốc Trung Quốc nhưng ghi nhãn mác “Made in Vietnam” tại cảng Cát Lái.

Lô hàng này do Công ty Super Foam tại tỉnh Bình Dương đứng tên nhập khẩu và trên hồ sơ lô hàng thể hiện hàng hóa là bọc nệm, xuất xứ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trang Hải Quan Online cho biết, khi kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa trong container là vỏ bọc nệm, quần áo có gắn mác “Made in Vietnam” trên từng sản phẩm.

“Bước đầu cơ quan Hải quan xác định, Công ty Super Foam nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam”, trang Hải Quan Online cho biết thêm.

TTXVN cho biết lô hàng này chuẩn bị xuất khẩu cho một doanh nghiệp có địa chỉ tại California (Hoa Kỳ), đồng thời nói rằng Công ty Super Foam đã nhập khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam với mục đích chuyển tải bất hợp pháp sang tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ.

VOA ghi nhận rằng những hình ảnh do truyền thông Việt Nam chụp lại từ hiện trường cho thấy lô hàng này được sản xuất cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có địa chỉ ở thành phố Southfield, bang Michigan.

Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.
Lô hàng bị Hải quan Việt Nam thu giữ 3/1/2020. Photo Hai Quan Online via SGGP.

Vào tháng trước, Công ty xe đạp Excel của Việt Nam nhập 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện từ Trung Quốc, sau đó lắp ráp đơn giản, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan.

“Xe xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam”, báo Zing dẫn lời Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết.

Vào đầu tháng 6/2019, các quan chức Việt Nam nói Trung Quốc cố tình dán mác “Made in Vietnam” lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ, và phía Việt Nam yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Ngày 20/6, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam “kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm” việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here