Để đánh giá bản chất của tư bản, nhà kinh tế học người Anh cuối thế kỷ 18 đầy thế kỷ 19 T.J.Dunning đã nói rằng, “tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào mà nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”. Câu nói này đã được Karl Marx trích lại trong tác phẩm Tư Bản Luận của ông để lên án Chủ Nghĩa Tư Bản.
Ngày nay khi giả thuyết “tự nhiên sợ chân không” của Aristotle đã bị thí nghiệm về áp suất khí quyển của Torricelli đánh đổ thì tương tự như vậy, lời nhận xét của T.J.Dunning cũng bị thực tế của thế kỷ 20 và 21 chứng minh rằng là ông đã nhận xét sai. Vào thời của T.J. Duning đầu thế kỷ 19, đó là thời kỳ của Chủ Nghĩa Tư Bản hoang dã, ông ta không thể hình dung cái Chủ Nghĩa Tư Bản ngày ấy đã tiến bộ ra sao, ấy vậy mà ông luôn mặc định Chủ Nghĩa Tư Bản mãi như thế. Cái sai của T.J. Dunning tất nhiên kéo theo cái sai của Karl Marx.
Nhận xét vì lòng tham, con người sẽ bất tuân luật lệ khi miếng mồi lợi nhuận đủ lớn đối với xã hội ngày nay không còn phù hợp nữa. Nếu vì tham tiền thì Bill Gates đã không bỏ đến 34 tỷ đô vào quỹ Bill & Melinda Gates Foundation để làm từ thiện, nếu vì lòng tham thì Warren Buffet đã không góp đến 34,1 tỷ đô vào các quỹ từ thiện. Cho nên có thể nói, nếu tạo ra được một nhà nước pháp quyền, một xã hội trong sạch thì tất nhiều tài năng sẽ có đất dụng võ để làm giàu cho xã hội. Họ sẽ không ngần ngại đóng góp cho từ thiện, họ sẽ tự hào vì đóng góp nhiều tiền thuế để nhà nước phân phối lại cho dân nghèo hơn dưới dạng phúc lợi xã hội. Đó là lý do vì sao hiện nay các nước dân chủ tiến bộ, họ đã đặt hết 85% nền kinh tế đất nước trên chân trụ kinh tế như nhân. Đây là chân trụ vững mạnh cho một nền kinh tế phát triển, nếu làm nó què thì nền kinh tế cũng què theo. Và nếu diệt kinh tế tư nhân như thời kỳ bao cấp ở Việt Nam thì đất nước sẽ rơi vào thảm họa đói rách và kinh tế kiệt quệ.
Chính quyền tham nhũng thì sẽ bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân. Luật pháp không nghiêm làm cho những hoạt động làm ăn gian lận bùng phát, và chính những hoạt động làm ăn gian lận đó nó giết chết doanh nghiệp chân chính. Luật pháp rối rắm, thủ tục rờm rà sẽ cản trở sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Nếu dẹp được tham nhũng, làm sao để luật pháp nghiêm minh, tinh gọn thủ tục, và pháp luật quy định rõ ràng thì chắc chắn, đất nước sẽ có nhiều doanh nhân chân chính có tài đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nếu được như vậy thì đất nước sẽ có nhiều người làm giàu nhanh chóng nhưng vẫn đúng luật chứ không phải bất chấp luật pháp như T.J. Dunning nhận xét.
Còn tại Việt Nam hiện nay thì sao? Chúng ta thấy tham nhũng tràn lan, luật pháp không nghiêm, thủ tục rườm rà đã chèn ép những doanh nghiệp chân chính lớn không nổi. Chưa hết, ngoài những khó khăn trên thì doanh nghiệp tư nhân còn bị khối doanh nghiệp nhà nước chèn ép vì loại doanh nghiệp này có quá nhiều ưu ái, trong khi hiệu quả kinh tế thì chẳng đáng và thậm chí rất nhiều trong đó chỉ được lập ra để phá hoại. Ngày 11/11/2019 trên báo Tài Chính có bài “Điểm danh hơn 800 doanh nghiệp Nhà nước lỗ nghìn tỷ, mất an toàn tài chính”, nhìn vào danh sách những ông con cưng nhà nước thua lỗ không ai mà không thấy choáng. Đặc biệt trong đó rất nhiều công ty thua lỗ hàng ngàn tỷ. Thêm vài đó, ngày 02/05/2019 trên báo Vietnam Finance có bài “So sánh khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước: Ai đang là chủ đạo?” đã cho biết “nộp ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng âm (năm 2016: -0,59%; năm 2017: -3,55%; năm 2018: -26,43%)”.
Nếu nói nền kinh tế thị trường người ta đặt trọng tâm nền kinh tế đất nước lên một chân trụ vững chắc -khối doanh nghiệp tư nhân, thì nền KTTT định hướng XHCN sau 33 năm vẫn loay hoay không biết đặt trọng tâm nền kinh tế vào đâu. Đối với chân trụ kinh tế tư nhân đáng lý ra nó phải được nâng niu thì ngược lại, ĐCS lại chèn ép và hạn chế sự phát tiển của nó để rồi nó trở thành một cái chân què quặt. Trong khi đó, ĐCS lại lo chăm bón khối kinh tế nhà nước và nhóm đầu tư nước ngoài. Thế nhưng như ta biết, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI họ kiếm lời dựa vào nhân công giá rẻ của người Việt rồi mang lợi nhuận về nước. Như vậy với loại doanh nghiệp FDI thì chủ yếu chính quyền CS cần nó để lấy con số tăng trưởng chứ thực chất đất nước Việt Nam chẳng xơ muối được bao nhiêu. Còn khối doanh nghiệp nhà nước khỏi phải nói, nó được sinh ra để phá.
Tư Bản Hoang Dã của thời T.J. Duning và Tư Bản Thân Hữu của CS ngày nay nhìn bề ngoài giống nhau nhưng về bản chất khác nhau. Sự khác nhau là ở chỗ nào? Đó là khác nhau về chính trị. Tư bản hoang dã có cấu tạo luật pháp đứng trên quyền lực nên qua thời gian, luật pháp sẽ ép quyền lực đi vào mục đích vì công bằng xã hội. Còn CS ở Việt Nam thời nay xét về chính trị nó ngược lại với tư bản hoang dã phương Tây thời T.J. Duning, đó là quyền lực đứng trên luật pháp. Nghĩa là quyền lực không bị kiểm soát, mà chính quyền lực không bị kiểm soát nó đã vô hiệu hóa luật pháp, và cũng chính thứ quyền lực không kiểm soát đó nó lại sinh ra tham nhũng và tha hóa. Chính vì thế mà với mô hình chính trị kiểu như CS, thì xã hội Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu.
Vậy nên, với mô hình độc tài CS, xã hội Việt Nam sẽ không thể ngày một tốt hơn như tư bản hoang dã trước đây 2 thế kỷ được mà ngược lại, nó sẽ ngày càng bất công xã hội xuống cấp mọi mặt./.