Vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính, ngoài vai trò một phép thử đối với ‘bản lĩnh đảng CSVN’ cùng châm ngôn ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’, còn là một thước đo thú vị về quyền lực thực chất của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng trong các chính sách đối ngoại của đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Đến đầu tháng 10 năm 2019, đã tròn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Chỉ đến Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền, trong bài phát biểu khai mạc vào sáng ngày 7/10/2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng mới hé môi đề nghị Trung ương đảng “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt”.
Một hiện tượng đặc biệt là bài phát biểu trên của Trọng đã lập tức tạo ra hiệu ứng ‘mở miệng’: chỉ ít tiếng đồng hồ sau lời huấn thị trên, một số tướng quân đội như Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên là giám đốc Học viện Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Đại biểu Quốc hội, Phó Chính ủy Quân khu 7 ‘bỗng dưng’ lên tiếng về vụ Bãi Tư Chính và về chính sách linh hoạt khôn khéo của ‘đảng và nhà nước ta’.
Còn trước đó, hầu hết các tương quân đội đều mất dạng.
Cơ quan duy nhất đóng góp tiếng nói về vụ Bãi Tư Chính trước đó là Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên nhiên bất chấp thành tích của bộ này với vài lần gửi công hàm phản đối Trung Quốc, nhưng không có gì chứng minh đây là hành động được trao trực tiếp cho đại sứ Trung Quốc, cùng bốn chục lần ‘kịch liệt phản đối’ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, thất bại ngoại giao và quốc tế vận vẫn quá ê chề đối với giới chóp bu Việt Nam: cho tới nay chính thể độc tài ở Việt Nam hoàn toàn cô độc trong cuộc đối chọi với ‘đảng anh’ Trung Quốc trren Biển Đông.
Tín hiệu bật đèn xanh về ‘phân tích và dự báo tình hình Biển Đông’ của Nguyễn Phú Trọng để từ đó kéo theo làn sóng ‘mở miệng’ của một số tướng quân đội, và có thể sẽ là lục tục các cơ quan khác như tuyên giáo, chính phủ… cho thấy độ tập quyền về chủ trương đối ngoại của ‘đảng và nhà nước ta’ đã đổ dồn vào cá nhân ông Trọng.
Từ sau khi ‘tiếp quản’ cái ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, có thể nói Nguyễn Phú Trọng đã vun đắp cho ông ta một độ tập trung quyền lực lớn đến mức hiếm có trong lịch sử triều đại cộng sản Việt Nam, thậm chí có thể so sánh với quyền lực thời Lê Duẩn.
Vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính cùng cái cách đối phó từ ‘ngậm miệng’ đến ‘mở miệng’ có thể phác ra một quy luật: Nguyễn Phú Trọng tập quyền trên ghế chủ tịch nước và tổng bí thư bao nhiêu thì ông ta cũng độc quyền trong chính sách đối ngoại của đảng CSVN bấy nhiêu.
Cho tới nay, nhiều dư luận cho rằng Trọng nắm phần quyết định nhân sự cấp ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương đến 90% trong Bộ Chính trị.
Trong bối cảnh tập quyền đó, khái niệm ‘tập thể Bộ Chính trị quyết định’ về thực chất chỉ mang tính hình thức./.