Những nhà bình luận chính trị xã hội cũng như các nhà nghiên cứu Việt Nam học trên thế giới đều thống nhất chung một nhận định: Việt Nam là một đất nước kỳ lạ nhất thế giới. Kỳ lạ ở chỗ nào?
1- Có những việc đáng làm, phải làm thì lại không làm, ví như tàu bè, dàn khoan nước ngoài vi phạm chủ quyên và quyền chủ quyền thì không có phản ứng tự vệ, giới lãnh đạo thì câm như hến, giới truyền thông thì bưng bít tin tức. Việc cần làm là lập hồ sơ kiện ra toà án quốc tế. Nhưng… Nhưng lại không làm. Trong khi đó, Trung quốc lại tuyên bố chủ quyền ở những vùng biển này. Cho nên vụ việc được phó TTg Phạm Bình Minh đưa ra trong Hội nghi ARF Băng cốc 1/8 đã không nhận được sẽ ủng hộ vì họ cho rằng đó là tranh chấp giữa 2 nước cộng sản anh em đều nhận chủ quyền trên những vùng biển đó.
2- Có những nước có thiện cảm với Việt Nam và cũng có chung lợi ích với Việt Nam ở biển Đông, có ý định giúp Việt Nam giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển Đông nhưng Việt Nam lại không chào đón. Việt Nam không kiện, không thiết lập đồng minh cho nên nước bạn muốn giúp đỡ cũng không có cơ sở pháo lý để can thiệp. Cho nên các nước Anh, Pháp, Đức phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền một cách chung chung mà không nêu đích danh Trung quốc. Phó Chủ tịch liên minh EU tới thăm Việt Nam cũng chỉ phản đối chung chung mà không nêu tên nước TQ. Và gần đây nhất Thủ tướng Úc tới thăm Việt Nam thì hai bên cúng chỉ lên án vi phạm chủ quyền mà không bên nào dám nêu tên kẻ vi phạm đó, kể cả thủ tướng Việt Nam. Có lạ không, khi kẻ cướp vào nhà mà không dám hô hoán?
3- Việt Nam nói một đường làm một nẻo. Chính phủ Việt Nam nói rằng sẽ lắng nghe ý kiến nhân dân, tôn trọng ý kiến của dân nhưng trong thực tế thì chà đạp lên ý kiến của dân, đàn áp tất cả những ai bất đồng quan điểm và phê phán những việc làm sai trái của Đảng, Chính phủ và các cán bộ lãnh đạo.
4- Việc vay nợ cũng là việc rất kỳ quái. Không vay ở những nước có lãi suất thấp, ân hạn trả nợ dài như Hàn quốc, Nhật bản mà lại đi vay ở những nước có lãi suất cao hơn nhiều, ân hạn trả nợ ngắn như Trung quốc. Vì sao có chuyện kỳ lạ như vậy? Phải chăng vay Trung quốc thì được TQ lại quả cho những kẻ chủ trương vay và người trực tiếp đi vay hàng chục triệu đô la cho mỗi phi vụ?
5- Việc triển khai những công trình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt đều giao cho Trung quốc sử lý từ việc thiết kế, tư vấn, soạn thảo hồ sơ gọi thầu cho đến việc thi công. Như thế khác nào giao cho đối phương vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa giám sát trận đấu. Không những thế lại giao cho phía Trung quốc chỉ định thầu (theo bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể). Cho nên chất lượng các công trình vay vốn TQ, nhà thầu TQ thường đội vốn gấp 2-3 lần, chất lượng công trình kém và kéo dài thời hạn thi công vô tội vạ.
Điều cực kỳ kỳ lạ là việc tổ chức đấu thầu và chấm thầu như nội dung bài báo nói dưới đây, hết thảy đều vi phạm luật kinh tế quốc tế: nước tham gia tư vấn, thiết kế và soạn thảo hồ sơ mời thầu sẽ không được tham gia đấu thầu. Vậy mà có 22 bộ hồ sơ mời thầu thì các nhà thầu Trung quốc mua hết 19 bộ. Hỏi còn nhà thầu Nhật, Hàn, châu Âu và Việt Nam còn đâu cơ hội.
Nay chấm thầu xong, mọi việc đã rõ ràng, ai thắng, ai bị loại có thể công khai rộng rãi thì lại tuyên bố: kết quả chấm thầu đã có nhưng thuộc loại BÍ mật quốc gia. Thế chẳng lạ lắm sao? Thế chẳng coi thường luật kinh tế quốc tế lắm sao? Chắc chắn có điều gì khuất tất, gian dối!