Câu chuyện Trung Quốc siết chặt nhập khẩu đối với hàng nông sản của nhiều nước, trong đó có Việt Nam đang gây hậu quả nghiệm trọng cho nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân của Việt Nam. Với hàng loạt các rào cản về quy định nhập khẩu nông sản đã khiến các chỉ số xuất khẩu của Việt Nam tụt thê thảm cả về số lượng lẫn giá trị. Link bài báo ở dưới phần comment. Người nông dân, doanh nghiệp, nền kinh tế đang chao đảo rõ rệt.
Trung Quốc đã trở thành một thị trường khó tính và chúng ta muốn bán được hàng thì phải đáp ứng được nhu cầu của họ là điều đương nhiên. Việc này cũng tương tự như chúng ta đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính khác mà thôi. Song song với đó ta còn nâng cao được kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và giá trị thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn lại một số điều:
1) Hiện đại hóa nông nghiệp:
Kế hoạch này đã được bên nhà cầm quyền rêu rao hàng thập kỷ nay, xúc đủ các loại tiến nhưng cuối cùng loanh quanh vẫn thấy con trâu đi trước, cái cày đi sau và sản xuất theo quy mô manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng nhất, đồng bộ. Đến bao phân bón họ cũng ăn bớt, chia chác nhau, muốn vào hiệp hội, tổ chức hay hợp tác xã…abc gì đó cũng bị gây khó dễ, vòi vĩnh, nhận được thái độ quan liêu, hách dịch của đám quan chức mất dạy. Điều này dẫn đến chất lượng nông sản kém, khó đạt được yêu cầu xuất khẩu, phần lớn chỉ tiêu thụ được ở chợ truyền thống dẫn đến giá trị nông sản thấp, đầu ra cũng như giá cả bấp bênh.
2) Đầu tư, quy hoạch sản xuất:
Để có lượng sản phẩm lớn, chuẩn về chất lượng, giá trị được nâng cao thì đòi hỏi phải đầu tư về công cụ, kỹ thuật, nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đã rót hàng trăm ngàn tỷ đồng cho mục tiêu này những cuối cùng đều bị những con sâu tên là tham nhũng, năng lực quản lý, điều hành kém, tắc trách nó gặm nhấm te tua nền nông nghiệp của quốc gia. Tiền đó là mồ hôi nước mắt của nhân dân. Chúng nó thu qua thuế xong cấu xé một hai cầu rồi xong quay lại đầu tư lại cấu xé vài cầu nữa thì thử hỏi còn bao nhiêu để phát triển? Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cứ ì ạch ở cái mức con trâu, cái cày và bán ra chợ cóc.
3) Sự nô bộc của nhà cầm quyền:
Chúng ta thấy rõ ràng rằng ngày trước khi Việt Nam chưa tham gia vào các FTA thì nhập khẩu từ các quốc gia khác vẫn chịu thuế khá cao, trừ Trung Quốc. Dần dần sau khi Việt Nam thì thuế nhập khẩu giảm dần, trong đó có cả Trung Quốc. Thế nhưng trong các điều khoản của các FTA đều có các khoản cho phép các quốc gia được phép phòng vệ thương mại khi có hiện tượng tiêu cực từ hoạt động xuất nhập khẩu cho nền kinh tế của mình. Rõ ràng Trung Quốc đang chơi bẩn trong cuộc chơi ACFTA( Asian -China FTA). Vậy cớ gì Việt Nam không đáp trả Trung Quốc bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khi mà Trung Quốc tăng thuế 50% với gạo của ta cùng với hàng loạt các quy định về chỉ tiêu, chất lượng, bao bì…? Đó là phòng về chính đáng để bảo vệ nền sản xuất trong nước cơ mà. Lý do gì khiến Việt Nam hèn như vậy? Tôi cần một câu trả lời từ anh Phúc.
Không những vậy mà Việt Nam còn mở cửa chào đón các doanh nghiệp Trung Quốc để họ sang đây hoành hành, tàn phá nền kinh tế, môi trường …để né thuế, khai thác tài nguyên, xả rác công nghệ, thâu tóm bất động sản cũng như tiếp tay cho hàng Trung Quốc dán nhãn Made in Vietnam để né thuế. Những việc này gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vẫn cứ cúi đầu?