Trách nhiệm là gì? Phần việc được giao, hoặc coi như được giao cho và phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Chịu trách nhiệm là gì? Chịu trách nhiệm là phần hậu quả phải gánh nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Phần hậu quả đó là sự trừng phạt của pháp luật, hoặc là gánh lấy sự thiệt hại từ quyết định hoặc từ lời hứa. Ví dụ tôi giao tiền cho một đứa em đi Macao đánh bạc, cậu ấy hỏi lại “nếu thua thì sao?”. Tôi trả lời “Nếu cậu thua, tôi chịu trách nhiệm”. Điều đó có nghĩa là phần thiệt hại cho việc thua sạch tiền đó là tôi hoàn toàn gánh chịu. Ở vai trò lãnh đạo một ngành hoặc một vùng nào đó trong bộ máy nhà nước, từ “chịu trách nhiệm” nó bao hàm hoặc phải bị truy cứu trước pháp luật, hoặc phải chịu mất chức.
Nếu việc một lãnh đạo làm vướng vào khung hình phạt của luật hình sự thì bị truy cứu, như bà cựu tổng thống Hà Quốc Park Geun Hye vậy. Hoặc nếu không phạm vào khung hình phạt truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải trả giá bằng cách từ chức.
Một trường hợp chịu trách nhiệm nổi tiếng hơn cả trong những ngày gần đây, đó là trường hợp từ chức của bà thủ tướng Anh Theresa May. Sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit (Vương Quốc Anh tách ra khỏi EU) ngày 23/06/2016, lúc đó phe Brexit đối lập với phe thủ tướng James Cameron đã thắng, nên thủ tướng James Cameron tuyên bố từ chức sau thất bại, và bà Theresa May lên thay. Khi nhậm chức, bà May cam kết rằng bà sẽ làm hết sức mình để rút Vương quốc Anh ra khỏi khối EU và hàn gắn những chia rẽ trong nước. Đây là trách nhiệm bà tự đặt ra cho mình và tất nhiên, nếu bà hoặc không đưa Anh Quốc ra khỏi EU hoặc bà không thể hàn gắn sự chia rẽ thì bà sẽ chịu trách nhiệm với lời hứa của mình trước dân Anh. Thoát khỏi EU thì dễ vì đó là kết quả của trưng cầu dân ý, nhưng hàn gắn chia rẽ thì cực khó. Nhưng làm đến chức thủ tướng cơ mà? Chức cao thì gắn với trách nhiệm lớn là đương nhiên.
Sau 3 năm nắm quyền và nỗ lực, bà vẫn không thể hàn gắn được sự chia rẽ trong nước. Bà May đã đàm phán với EU tại Brussels là ngày 23/03/2019 Anh sẽ rút (tức chính thức Brexit). Thế nhưng thỏa thuận Brexit mà thủ tướng May đạt được đó đã ba lần bị các dân biểu Hạ Viện Anh bác bỏ, buộc chính phủ của bà May phải dời ngày Brexit đến ngày 31/10/2019. Việc thỏa thuận của bà thất bại là do phe muốn ở lại EU trì hoãn, và chính sự trì hoãn này mà bà May bị phe Brexit chỉ trích. Đứng trước tình trạng chia rẽ sâu sắc trong nghị viện Anh như thế, xem như lời hứa hàn gắn của bà thất bại nên bà đã xin từ chức như là một con người có lòng tự trọng, đã đến lúc phải chịu trách nhiệm cho lời hứa của mình.
Nền giáo dục tiên tiến ở các nước Âu – Mỹ – Úc, thì một đứa con nít khi bước vào bắt đầu quá trình tiếp nhận nền giáo dục, chúng đã biết ý nghĩa của từ “chịu trách nhiệm” là gì chứ không phải đến những con người đảm nhận trọng trách vai trò điều hành đất nước như bà Theresa May. Ở những nước đó, khi lỗi của lãnh đạo không phạm vào luật hình sự để bị truy cứu, thì người ta vẫn phải chịu trách nhiệm bằng cách từ bỏ chức vụ mà mình đang có. Nếu Việt Nam là nước tự do, thì thái độ này đã được nền giáo dục khai phóng cấy vào ý thức con người ngay từ mầm non để xây dựng một xã hội tốt đẹp rồi.
Còn nền giáo dục XHCN thì sao? Một ông đứng đầu bộ giáo dục mà không nhận ra ý nghĩa của từ “chịu trích nhiệm” là gì thì bảo sao xã hội này không nát? Nền giáo dục này đã làm gì mà ở xứ Việt này lãnh đạo cứ trơ mặt mốc ra nói câu “nhận trách nhiệm” suông là xong mà không từ chức. Với nền giáo dục XHCN thì tạo ra con người XHCN, và tất nhiên nó cũng sinh ra thứ lãnh đạo XHCN như thế. Vậy thì đến một ngày nào đó, đất nước bị đổi tên thành “quận giao chỉ” rồi bọn bán nước vẫn trơ mặt nói “tôi nhận trách nhiệm” xong rồi huề cả làng, vẫn sống phè phỡn trên đống vàng mà chúng bóc lột của dân, vẫn quyền vẫn tiền đầy đủ mà không hề chịu sự mất mát nào cả. Giáo dục XHCN, không những nát mà nó vô cùng nguy hiểm cho đất nước vì nó tạo ra lớp lớp lãnh đạo vô luân vô đạo./.