1h30p sáng ngày 27/5/2019, tàu bay mang hiệu số B373 – 800 xuất phát từ Bảo An, Thâm Quyến, TQ đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, chính thức khai mở Sân bay quốc tế Vân Đồn.
Nếu ai về Vân Đồn thì sẽ biết, Luật Đặc Khu chỉ là trên bàn giấy để hợp thức hoá, thực chất Vân Đồn vẫn xây dựng và ồ ạt đến chóng mặt. Nếu chúng ta mở bản đồ vệ tinh trên google map, sẽ thấy Vân Đồn đang chuẩn bị cho những đại dự án, đa số là nhà đầu tư nào mà không cần nêu tên ra, hỏi ai cũng biết.
Ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng
Ngày 27/10/2017, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII họp kỳ thứ 6 với nhiều nội dung về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính – kinh tế (HC-KT) đặc biệt Vân Đồn.
Quảng Ninh cho phát triển ở Vân Đồn vào các ngành nghề ưu tiên như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần. Đó là khi dự luật đặc khu chưa thông qua. Sau đó Dự luật đặc khu bị bác, thì chủ trương phát triển đó vẫn không thay đổi. Vì Luật đặc khu quốc hội VN cho ra bàn thảo tháng 5-2018.
Tuyến cao tốc nối Hà Nội – Hải Phòng qua thành phố Hạ Long và đến Vân Đồn. Đến hết năm 2020, sẽ hoàn thành kết nối cao tốc từ Vân Đồn đến thành phố Móng Cái và đưa vào sử dụng đồng bộ các loại hình giao thông đường cao tốc, đường biển và đường hàng không kết nối Vân Đồn với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn quy mô cấp 4E, đường cất hạ cánh dài 3,6km, công suất 2,5 triệu lượt khách/năm, tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỉ đồng dự kiến từ 25 đến 31-12 sẽ khánh thành, đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Sẽ có cảng nước sâu đón tàu biển cỡ lớn
Liên danh nhà đầu tư Trung quốc báo cáo về 3 dự án lớn tại khu kinh tế Vân Đồn cho UBND tỉnh Quảng Ninh. Đó là dự án Khu đô thị ven biển Bắc Cái Bầu; tuyến đường sắt cao tốc Vân Đồn – Móng Cái và dự án Cảng nước sâu Hòn Nét – Con Ong. Ước tính tổng mức đầu tư 3 dự án này không dưới 10 tỉ USD.[1]
Đó là cơ sở hạ tầng cho những đại dự án lâu dài mà tất cả vốn vay, chưa ai biết nhà đầu tư nào? Nhất những năm qua đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù luật đặc khu thông qua hay không chỉ là hình thức, ngày đêm ở Vân Đồn vẫn đang xây dựng phục vụ cho Đặc Khu thật sự nó không nằm trên bàn thương thảo, một cuộc đi đêm… như cách Bà Kim Ngân nói là dọn Ổ Cho Phượng Hoàng. Thực chất luật đặc khu không thông qua, nhưng ổ đã dọn sẵn.
Dân Không Muốn Đảng Đã Quyết!
Dù muốn hay không, chắc chắn đã có sự thỏa thuận ngầm, ngầm đến nỗi như hội nghị Thành Đô mà không một ai biết chính xác hội nghị ấy bàn cái gì? Và muốn hay không Đặc Khu đã được bộ chính trị bấm nút thông qua với bộ chính trị đảng cộng sản trung cộng, và tất nhiên số năm thuê đất không dưới 70 năm, như cách cho Formosa thuê. Chúng ta chưa thể biết thỏa thuận ngầm cho thuê đất là bao nhiêu năm, bao nhiêu hecta.
Quan trọng chúng ta thấy Đặc khu đang hình thành ấy do chủ trương bộ chính trị đề ra ấy có khả thi hay không? Có tạo điều kiện phát triển kinh tế hay không? Có giải quyết công ăn việc làm cho người địa phương hay không? Thì chúng ta so sánh đặc khu đã hình thành ở Campuchia ra sao.
Hy vọng có thêm công ăn việc làm từ đầu tư Trung Quốc của cư dân Sihanoukville sớm lụi tàn. Thành phố biển đang “thay da, đổi thịt” chóng mặt của Campuchia dần biến thành một tiểu Trung Quốc.
Với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc, các đặc khu kinh tế (SEZ) mọc lên dày đặc tại Campuchia. Tỉnh Sihanoukville với thủ phủ cùng tên hiện là khu vực có nhiều SEZ nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.
Rắc rối lớn
Trong tổng số 7 SEZ ở đây, đặc khu Sihanoukville (diện tích hơn 11 km2) là lớn nhất và do Trung Quốc vận hành. 90% số công ty đang hoạt động trong đặc khu có tổng số vốn hơn 3 tỉ USD này là của Trung Quốc. Các công ty nói trên nhận được hàng loạt chính sách miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và ưu đãi thuế doanh nghiệp.
Đặc khu được coi là biểu tượng mới của tình hữu nghị Trung Quốc – Campuchia đang lên kế hoạch nâng tổng số công ty hoạt động ở đây lên con số 300 vào năm 2020. Giới chức trách địa phương kỳ vọng chiến lược này sẽ tạo ra thêm 100.000 việc làm cho cư dân địa phương, trong khi chính phủ trông chờ có thêm nguồn thu thuế.
Tuy nhiên, kỳ vọng này dường như quá xa vời khi nhiều quốc gia khác nhận đầu tư của Trung Quốc không còn xa lạ gì với hiện tượng các chủ doanh nghiệp của quốc gia đông dân nhất thế giới đưa chính lao động của họ tới thay vì sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Ngoài đặc khu kinh tế, Trung Quốc còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác ở Sihanoukville như các cảng biển, cao tốc, sòng bạc…[2]
Nói tóm lại, TQ lựa chọn những Đặc Khu Vân Đồn, Vân Phong, và Phú Quốc là những địa thế về Biển đẹp, muốn xây dựng khu du lịch nhưng muốn đó phải là lãnh thổ của TQ. Như người Campuchia cho TQ thuê đặc khu Sihanoukville, người Campuchia chỉ được bán hàng rong và làm dịch vụ đấm bóp không hề phát triển kinh tế cho dân địa phương. Đó là chưa nói về nguy cơ mất chủ quyền như Srilanka.[3] Thì Việt Nam cũng nằm trong vòng xoay này, không thể nào khác được. Không hề có lợi ích kinh tế, cũng như không hề đảm bảo an ninh… không hiểu bộ chính trị tại sao muốn đến thế?
[1] https://dulich.tuoitre.vn/van-don-va-nhung-du-an-khung-2018…
[2] https://motthegioi.vn/…/thanh-pho-bien-campuchia-tro-thanh-…
[3] https://m.trithucvn.net/…/sri-lanka-nan-nhan-moi-nhat-cua-c…