Tác giả: Quê Hương
Hôm 11/3, đồng bị cáo người Indonesia trong vụ sát hại Kim Jong Nam là Siti Aisyah đã bất ngờ đựơc tòa án Malaysia tuyên vô tội và được thả, trong khi đó, bị can Đoàn Thị Hương người Việt Nam tiếp tục phải hầu tòa, bất chấp mức độ tham gia vào vụ ám sát Kim Jong Nam của cả 2 bị cáo gần như tương đương nhau. Sau đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gọi điện tới người đồng cấp Malaysia để tác động, Bộ trưởng Tư Pháp Việt Nam cũng gửi thư cho Tổng trưởng lý Malaysia đề nghị thả Đoàn Thị Hương, thậm chí Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh đã đến phiên tòa xét xử ngày 14/3 để gây áp lực tới các công tố viên Malaysia nhưng sau đó, các nỗ lực này đều đã thất bại.
Cũng đã có những phân tích cho thấy, hành động của Hương có tác động tới cái chết của Kim Jong Nam mạnh mẽ hơn so với nghi can người Indonesia nên cô mới bị các công tố viên Malaysia giữ lại để tiếp tục truy tố về các tội danh có thể có. Tuy nhiên, với những người hiểu chuyện thì động thái mới đây của các công tố Malaysia cho thấy chính phủ của thủ tướng Mahathir Mohamad không hài lòng với cuộc đón tiếp hết sức thịnh tình của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đối với độc tài Kim Jong Un hồi đầu tháng 3 vừa qua, cụ thể nhất là hai bức hình, trong đó một bức cho thấy ông Trọng vỗ tay vui mừng như con trẻ khi Kim Jong Un gảy đàn bầu, bức thứ 2 cho thấy ông Kim Jong Un thò tay qua cửa sổ ô tô còn ông Trọng khúm núm bắt tay như kiểu bề trên, cho dù độc tài Triều Tiên còn nhỏ tuổi hơn con ông ta.
Chưa hết, trong thời gian diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim, truyền thông quốc tế đưa tin một tàu của Việt Nam có thể đã cung cấp dầu chui cho phía Bình Nhưỡng. Đây có thể là một sự ủng hộ ngầm của chính quyền ông Trọng đối với Kim.
Còn nhớ ngay sau khi Kim Jong Nam bị ám sát, 4 điệp vụ của Bình Nhưỡng đã trốn khỏi Malaysia và tẩu thoát về Triều Tiên. Malaysia đã yêu cầu Intepol truy nã 4 người trên và họ sẽ bị bắt giữ nếu ra khỏi Triều Tiên. Cho đến nay, Bình Nhưỡng không hề có động thái nào cho thấy họ sẽ trao 4 người này cho các nhà điều tra Malaysia để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Sau vụ ám sát Kim Jong Nam, Malaysia đã dọa bắt giữ các quan chức đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur đồng thời cũng dọa đóng cửa sứ quán này. Đáp trả lại, phía Triều Tiên đã không cho các quan chức sứ quán Malaysia ở Bình Nhưỡng và gia đình được bay về nhà.
Với những gì đã xảy ra thì rõ ràng nhà chức trách Malaysia vẫn hết sức tức giận thái độ hách dịch và táng tận lương tâm của chính quyền Kim Jong Un. Thế mà, người đại diện cao nhất của Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng lại thực hiện một cuộc tiếp đón cấp nhà nước rầm rộ và thân mật trên mức cần thiết với Kim Jong Un như thế. Cho nên thật dễ hiểu khi phía Malaysia tỏ ra không hài lòng với phía Việt Nam mà cụ thể là Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Việc thả Siti Aisyah và tiếp tục truy tố Đoàn Thị Hương bất chấp những nỗ lực giải cứu của Hà Nội cho thấy Malaysia muốn làm ông Trọng bẽ mặt.
Sau Đức, Slovakia và Liên minh châu Âu, giờ đến Malaysia – một láng giếng khá gần gũi của Việt Nam bất bình với ông Trọng và chính quyền của ông ta. Như vậy một lần nữa, kể từ khi tái cử chức TBT tháng 1/2016, ông Trọng lại mang tiếng xấu trong các vụ việc liên quan tới yếu tố quốc tế.