Tác giả: Quê Hương
Ngày 1 tháng 3 năm 2019, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp đón lãnh đạo độc tài Kim Jong Un. Báo chí trong nước và mạng xã hội đã đưa ra 2 bức ảnh khiến dư luận giật mình. Trong bức ảnh thứ nhất, Tổng Trọng vỗ tay cười hiền giống hệt một đứa trẻ con khi xem Kim gảy đàn bầu.
Bức ảnh thứ hai, Trọng khúm núm cúi xuống còn Kim thì thò ra ngoài cửa sổ ô tô để bắt tay trước khi xe của Kim chuyển bánh. Mạng xã hội chửi Trọng là không hiểu biết về nghi thức ngoại giao, già thế rồi mà cúi đầu trước thằng ranh con, đúng là Lù Trọng Thắng.
Mặc dù vậy, xuyên suốt hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim đến lúc Kim rời Hà Nội về nước, có thể nói, người giành được nhiều tiếng thơm nhất chính là Tổng Trọng còn người thua thiệt nhất lại là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước khi ông Tổng thống Trump đến Việt Nam đã có thông tin cho rằng, Trọng né gặp ông Trump và để Phúc nghênh tiếp vì Trọng không muốn làm mất lòng thượng cấp Tập Cận Bình. Động thái này cũng có thể khiến Tập chĩa ánh mắt viên đạn vào Phúc – ứng cử viên cho chức TBT nhiệm kỳ tới. Mặc dù vậy, mọi việc đã diễn ra chỉ giống một nửa như vậy, bởi Phúc vẫn là lãnh đạo Việt Nam đầu tiên tiếp ông Trump vào sáng ngày 27/2, đến trưa cùng ngày, Trọng mới ra mặt gặp Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ai cũng hiểu, với bản tính thích phô trương quyền lực thì từ trước tới nay, Trọng luôn muốn ông ta là người đầu tiên đón tiếp các vị nguyên thủ các quốc gia trên thế giới đến thăm Việt Nam chứ không phải là Phúc hay ai khác. Thế nhưng lần này thì thật là tế nhị.
Chưa hết, sau khi cuộc gặp Trump – Kim đổ vỡ, người bị dư luận chỉ trích nhiều nhất chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bởi ông Phúc chính là người sốt sắng nhất trong việc chỉ đạo công tác tổ chức cho hội nghị và là người đầu tiên tiếp đón ông Trump. Trong khi đó, Trọng hoàn toàn không hề mảy may gì sau sự cố nói trên. Và sau đó đến ngày mùng 1 tháng 3, khi tất cả xong xuôi Trọng mới ra mặt đón tiếp trọng thể Kim Jong Un ở Hà Nội. Trong khi báo chỉ được lệnh đưa tin cuộc gặp này giống như cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành năm xưa.
Câu hỏi đặt ra là trên chuyến xe lửa qua Trung Quốc để đến Hà Nội, liệu Tập Cận Bình có ra chỉ thị nào cho Kim Jong Un hay không. Và để rồi sau khi biết trước cuộc gặp lần này sẽ kết thúc trong thất bại, Tập có thể đã ra một mật chỉ nào đó yêu cầu Trọng đón tiếp Kim một cách trọng vọng để hắn có thể về nước mà không bị bẽ mặt. Nên nhớ là trên hành trình trở về Bình Nhưỡng, Tập cũng không muốn ra mặt gặp gỡ Kim vì ông ta sợ bị gán cho là đã xúi bẩy lãnh đạo Triều Tiên gây thất bại cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim. Điều này là không có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh Washington đang buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ trong đàm phán nhằm tránh nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mà phần thua chắc chắn thuộc về Trung Quốc.
Và khi nhận được mật chỉ từ Tập Cận Bình, con rối Nguyễn Phú Trọng mới cung cúc làm theo để làm hài lòng chủ nhân của ông ta, mặc cho dư luận chê bai dè bỉu. Đó chính là lý do tại sao Trọng với tư cách là lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, năm nay đã 75 tuổi, mà có thể bật vui vỗ tay như con trẻ và khúm núm nhận cái bắt tay qua cửa sổ của một đứa chưa bằng tuổi con mình.
Cuộc gặp thượng đỉnh Kim – Trump một lần nữa cho thấy, Trọng chỉ lú trong việc lãnh đạo phát triển đất nước thôi, chứ trong việc đánh đấm nội bộ và lấy lòng thượng cấp thì Trọng thuộc hàng thượng thặng. Đây là điều có lẽ Phúc còn lâu mới học được. Còn với dân Việt, người ta mong chờ Trọng làm điều ngược lại. Nhưng điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra đâu. Thôi, ráng chịu!