Một câu đáp trả không một chút e dè hay sợ sệt của cô Thu Le dành cho người đối diện với chị, mà ông ta tự xưng là ông bụt khi đóng vai hiền, còn khi đóng vai dữ theo bản năng thì đến ma quỷ cũng phải sợ. Ông ta là ai , mà phải đóng hai vai để tiếp cận cô Thu Le một cách bất nhã, để sau đó là một chuỗi hành động thô bạo xâm phạm trực tiếp đến nữ nhà báo này?.
Ông ta chính là Trần Anh Tuấn – Đội phó an ninh- CA Đồng Nai (tự xưng là PA67 – Phòng chống phản động), đây là lời chia sẻ của cô Thu Le sau khi được thả ra vào tối muộn 9/11/2018.
Màn dạo đầu có vẻ nực cười khi hắn nói: “Luật Sư tham gia bảo vệ cho 15 người biểu tình ở Biên Hòa chỉ là đánh bóng tên tuổi, lợi dụng, tại tòa đi sai hướng, không đúng luật…”. Trong khi ông ta mới là người phạm luật khi muốn bắt người là bắt và không cần lý do rõ ràng nào cả. Hành động ném mạnh hai cái điện thoại (6plug 64G và Samsung Grandmax) của Thu Le trúng vào vùng bụng của chị, rồi nắm tóc bóp cổ, cùng với lời hăm dọa hãy nhìn mặt tao cho kĩ này. Khi nghe lời nói và hành động thô bạo này, cứ tưởng là của tay anh chị giang hồ có máu mặt nào đó trong xã hội, chứ không ai cho rằng đó là lời nói của Đội phó an ninh Trần Tuấn Anh, nhưng đó là sự thật qua lời kể của nạn nhân nhà báo Thu Lê.
Sự thật của ngày hôm nay, một sự thật vô pháp của những người mang danh đại diện và bảo vệ luật pháp, nhưng lại ngang nhiên chà đạp Hiến Pháp 2013 qua Điều 20 mục 1 và 2 đã ghi ra một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ tiếng Việt mà ai cũng có thể đọc và hiểu được.
Điều 20 Hiến Pháp 2013.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
Càng dẫn ra những điều luật 20, 25 của HP 2013 , càng thấy sự phỉ báng vào mặt người dân của một chính quyền đương đại là có thật.
Nạn nhân, công dân nhà báo Thu Le bị bắt vào một buổi sáng mùa Đông 9/11/2018, không phải là lần đầu để có thể nói lên sự phỉ báng của nhà cầm quyền đã dành cho người dân. Mà mùa Hạ của nỗi đau tột cùng, của những người bị bắt và bị tra tấn tại công viên Tao Đàn ngày 17/6/2018 mới lộ rõ bản chất của sự tàn bạo phi nhân tính mà nhà cầm quyền đã hành xử, để đối phó với người dân của mình qua việc tỏ bày chính kiến theo điều 25 của HP.
Ký ức về một cành hoa, được gắn lên trên hàng rào kẽm gai ngày đó, cùng với lời cầu nguyện qua làn nước mắt chảy dài của cô sinh viên ngành luật Trương Thị Hà, xin ơn trên tha thứ cho những lỗi lầm mà những người đã bức hại chính mình và gần 200 người khác nữa, mới thấy được sự cao thượng trong nhân cách làm người của cô quả thật đáng để ngưỡng mộ.
Thế nhưng, lòng nhân bản của cô sv luật Trương Thị Hà ngày nào, dường như vẫn không đủ để thức tỉnh tư duy từ nhà cầm quyền. Phải chăng, men say thích hành hạ người dân bằng luật rừng của mình như một sự khát máu mà thường chỉ thấy ở những loài thú hoang dã ?.
Chiến tích bắt 67 người biểu tình ở Biên Hòa năm 2014, qua lời tự đắc của ông Trần Anh Tuấn, có phải là động lực để nuôi dưỡng men say thích dùng luật rừng để đưa người dân vào đồn một cách tùy tiện, rồi dùng bạo lực để điều tra mà Thu Le là một nạn nhân của men say hiện tại?.
Trong men say của hiện tại và quá khứ, bao nhiêu sinh mạng đã ra đi từ những bàn tay đã nhuốm máu?. 260 người đã chết tại đồn công an trong vòng 3 năm trước đây được nhiều trang tin chính thống đăng tải, với nhiều kiểu chết kỳ bí mà khiến người nghe phải nực cười rồi để đặt câu hỏi: tại sao người dân lại thích chết ở đồn công an?.
Và phải chăng, sự tích tụ uất ức của Thu Lê ngày hôm nay là do nhìn thấy lòng bao dung của Trương Thị Hà đã bị chìm nghỉm trong men say của bạo lực, và trong nỗi tuyệt vọng của mình, lời nói tựa như gang và thép của Thu Le không biết có đủ sức để chống lại sự phơi nhiễm của men say?.