Đây đúng là một câu hỏi rất khó, khó vô cùng. Khó đến nỗi mà nhà nước còn đang phải đau đầu và đang quay như con quay. Có mấy câu hỏi đặt ra là: Việt Nam trở nợ bằng cách gì, trả bao giờ mới xong và nếu không trả được thì sẽ như thế nào, khi vỡ nợ thì đất nước sẽ ra làm sao? Còn câu hỏi nợ do ai mà ra thì ai cũng có đáp án rồi: do nhà nước mà ra, và cụ thể là do lãnh đạo mà ra. Ta đi phân tích từng mục một xem tình hình nó ra làm sao.
1) Việt Nam trả nợ bằng cách gì?
+)Hiện nay cán cân thương mại của Việt Nam đang ở mức dương( theo báo cáo của tổng cục thống kê là khoảng 5,4 tỷ USD xuất siêu ). Thế nhưng tỉ lệ xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài( hay nói cách khác là các doanh nghiệp FDI) lại là chủ yếu. Tức là ngân sách chẳng được sơ múi tí gì ngoài tiền thuế. Dù xuất siêu 5,4 tỷ USD nhưng khối kinh tế trong nước lại nhập siêu lên đến 18,26 tỷ USD. Còn khối doanh nghiệp nước ngoài lại xuất siêu 23,65 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Vậy ta nhìn rõ rằng con số xuất siêu là ảo vì bên doanh nghiệp nước ngoài phải gánh cho khối trong nước để có con số báo cáo là xuất siêu. Như vậy ta thấy nguồn thu từ xuất khẩu về trong nước là âm, làm ra không đủ mua vào. Khối FDI họ tự sử dụng vốn, tự sản xuất, tự xuất khẩu nên họ thu hết. Việt Nam chỉ được tiền lương, việc làm, thuế, dịch vụ và một ít từ công nghiệp phụ trợ( cái này còn rất yếu, chưa đóng góp được nhiều vào chuỗi giá trị sản phẩm). Vậy là cái này không có tiền.
+) Kiều hối: Năm 2017, lượng kiều hối về Việt Nam khoảng gần 14 tỷ USD. Tiền này do người Việt định cư, lao động dải khắp năm châu gửi về cho thân nhân của họ. Đây là khoản thu khá lớn. Lớn đến nỗi mà nhà nước gọi những người mà chính họ năm xưa đã ép phải ra đi là ” Khúc ruột già ngàn dặm”. Ờ lạ cái là sao không gọi là ruột non nhỉ🤔. Cái này thì có thể dùng để xoay sở lãi lờ được.
+) Vay mượn nước ngoài: Vay để trả nợ, đáo hạn, trả lại tức là nợ lại chồng nợ, giật gấu vá vai nhé . Vay tiền từ các tổ chức tín dụng quốc tế bây giờ rất khó. Vì bây giờ Việt Nam đã hết điều kiện để vay ưu đãi và cũng chẳng ai muốn cho con đỉa đói ấy vay nhiều nữa vì cạn tiềm năng lợi ích rồi. Vay thì được ít, lãi suất thì cao, ân hạn thì ngắn. Nên đi vay để xoay nợ, đáo hạn chỉ là tạm thời thôi nhé. Và hậu quả là nợ chồng nợ đấy .
+) Nhượng địa???
Việt Nam nợ bên tư bản là chủ yếu và nợ thằng Tàu chỉ tầm 6 tỷ USD. Nợ thằng tư bản thì các điều kiện vay như lãi suất, ân hạn dễ thở hơn và nó chủ yếu nhắm đến thị trường và ưu đãi đầu tư. Thằng Tàu thì ít thôi nhưng điều kiện vay gắt hơn, lãi suất cao hơn, ân hạn ngắn hơn và cái nguy hiểm là nếu không có khả năng chi trả là nó siết trực tiếp dự án và nhắm vào lãnh thổ luôn. Đấy là cái bẫy nợ rất nguy hiểm và nó cũng giăng ở nhiều nước trên thế giới rồi. Mà nhượng địa để trả nợ là e rằng dân không đồng ý đâu nhé. Cụ thể là ba đặc khu kinh tế, dân biểu tình phản ứng dữ lắm, gây bức xúc rất cao trong dư luận.
+) Cướp ngoại tệ và vàng của dân: Cái này khó. Dân giờ khôn rồi, kinh tế bi đát thế này người ta găm ngoại tệ mạnh, vàng vào để phòng thân và bảo toàn tài sản. Nên dùng văn vở, chiêu trò để cướp là khó khả thi nhé. Nếu dùng luật rừng, vũ lực để cướp thì có vẻ được nhưng cẩn thận mất chế độ. Cái trò đổi tiền để cướp còn nguy hiểm hơn nhiều đấy. Đánh tư sản cũng khá nguy hiểm. Nên trong tương lai gần là rất bi đát khi mà nợ, lãi cứ thúc nhà nước ầm ầm.
+) Còn mấy khoản lặt vặt Nam cũng chưa nghĩ ra nên không dám nói, đợi lúc nào nghĩ ra rồi nói sau vậy.
2) Trả bao giờ mới xong?
Nam cũng chịu. Với cái tình hình kinh tế này, người khôn của khó. Dân thì thủ, kinh tế thì lẹt đẹt, vay mượn thì khó, ăn thêm thuế xuất khẩu nữa thì toi. Tài nguyên cạn kiệt. Sức cạnh tranh xuất khẩu kém.Nếu mà có chiến sự nữa thì doanh nghiệp họ rút hết, xuất khẩu trì trệ. Chắc đến mút mùa mới trả nổi. Lại còn đi vay để trả nợ lãi nữa thì nợ chồng nợ biết đời nào xong. Haizzz. Chịu thôi.
3)Nếu tuyên bố vỡ nợ:
Chắc chắn chủ nợ sẽ siết bất kỳ những gì có thể như thị phần, các công ty quốc doanh, ngân hàng nhà nước và có vốn nhà nước, cổ phiếu, trái phiếu nhà nước….abc gì đó. Nhưng nguy hiểm nhất là thằng Tàu. Cứ lãnh thổ trọng yếu nó lấy. Mất nước ngay. Thấy bảo Quyết FLC là bọn Tàu nhúng tay vào nhiều. Quyết phá sản là nó lấy hết các dự án ven biển, các dự án ở vị trí trọng yếu. Nó sẽ trực tiếp quản lý và điều hành tùy ý mặc cho các nhà đầu tư kêu gào.
Đấy Nam viết sơ sơ thế thôi. Đó là nợ nước ngoài. Còn nợ trong nước thì in tiền ra mà trả. Nhưng lạm phát sẽ tăng. Nếu không muốn in thì tăng thuế, tăng thu. Mà không thì cùng lắm là xù nợ, đánh bài chuồn. Nha. Chúc các cụ cuối tuần vui vẻ và tìm cách bảo toàn tài sản. Chẳng hạn như rút hết tiền ở ngân hàng về. Mua USD, vàng, ngoại tệ mạnh hay tài sản gì đó đảm bảo. Chứ ngân hàng đang bết lắm rồi, quỹ bảo hiểm đang vỡ. Nguy lắm rồi, đất nước không còn bình yên nữa đâu./.