Di sản của ông Đỗ Mười còn là lãnh thổ VN bị mất cho TQ sau khi phân định lại biên giới theo Hiệp định phân đinh biên giới tháng 12 năm 1999; là hải phận Vịnh Bắc Việt bị mất 11.000 cây số vuông biển cho TQ theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc việt (tháng 12 năm 2000); là việc nhìn nhận chủ quyền của TQ ở quần đảo HS và các đảo ở TS…
Theo bài viết của TS Trần Công Trục mới đây trên Giáo dục, ta biết rằng ông Đỗ Mười đã can thiệp (sổ sàng) vào việc phân định biên giới, lý ra thuộc thẩm quyền Bộ Ngoại giao. Chính ông Đỗ Mười đã chủ trương “statu quo”, tức là nhìn nhận hiện trạng lãnh thổ sau các cuộc biến động, đất ai chiếm ở đâu thì đất đó thuộc về bên đó.
Về biên giới trên đất liền, TS Trần Công Trục có nhắc một điểm trọng yếu là khu vực Nam Quan (khu vực 249C) do Đỗ Mười trực tiếp quyết định. Những vùng đất bị TQ lấn như ở điểm nối ray (300 mét), cột mốc số 18…. Tất cả những vùng đất này đều thuộc về TQ.
Quyết định “statu quo – giữ nguyên trạng” của Đỗ Mười đã trở thành “kim chỉ nam” cho những người có trách nhiệm phân định biên giới như quí ông Lê Minh Nghĩa, Trần Công Trục…
Theo chỉ đạo này VN đã nhượng 1/2 thác Bản giốc, xã Trình tường, các cao điểm chiến lược Lão sơn, Giải âm sơn, núi Cao may (Khấu mai)… các cửa ải trọng yếu Nam Quan, Chí Mã, Thủy khẩu, Bình Di v.v…
Cũng theo chỉ đạo đó VN đã phân định lại ranh giới biển trong vịnh Bắc việt, làm VN thiệt hại 11.000 cây số vuông biển.
Từ hơn 20 năm nay người viết cố gắng truy tìm ai là người chủ trương nhượng đất ở vùng biên giới, nhượng biển trong vịnh Bắc việt. Nhờ sự công tâm của TS Trần Công Trục mà việc này hôm nay được lộ ra ánh sáng. Thủ phạm bán đất nhượng biển là ông Đỗ Mười.
Nhưng vấn đề không giới hạn ở đó. Khi Đỗ Mười nhìn nhận “statu quo” thì mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa (TQ chiếm năm 1974) và một số đảo ở Trường Sa (TQ chiếm năm 1988) đều thuộc về Trung quốc. Hệ lụy của việc này là TQ tuyên bố chủ quyền toàn bộ 80% Biển Đông.
Đỗ Mười tội trạng nặng nề. Nhượng đất nhượng biển của tổ quốc là tội nặng nhứt chiếu theo hình luật VN ở mọi thời kỳ./.