Một thống kê gần đây rất đáng chú ý, đó là: Số sinh viên theo học các ngành công nghệ cao (high technology) đã tốt nghiệp có số lượng cao nhất là Trung Quốc, thứ nhì là Nga rồi mới đến Mỹ. Nhất là trong các lĩnh vực chế tạo người máy (robot) và trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence).
Một hiện tượng nữa là bỏ học giữa chừng, tỷ lệ này cao nhất lại là Hoa Kỳ nhưng người ta chú ý đến hiện tượng này bởi những người rời bỏ giảng đường đại học ở Mỹ lại chiếm đa số tuyệt đối trong việc có những phát kiến làm thay đổi cả thế giới về công nghệ. Lịch sử đã chứng minh, tất cả các cuộc cách mạng làm thay đổi nhân loại đều có bóng dáng công nghệ, hay chính xác hơn là công nghệ đã thúc đẩy xã hội làm cách mạng, ví dụ như việc tìm ra đồng, sắt làm văn minh đồ đá tuyệt diệt, hay phát minh ra máy hơi nước đã gây lên cuộc cách mạng lật đổ giai cấp quý tộc phong kiến ở châu Âu vv…
Và hiện nay, công nghệ phát triển đến chóng mặt, có những phát kiến mà chỉ vài năm trước bị coi là chuyện hoang tưởng thì giờ đã thành sự thật, đến nỗi người ta phải gọi nó là: “Công nghệ cao”. Nó cũng đặt ra một thách thức cho nhân loại. Đó là điều gì đang xảy ra, nó sẽ đưa loài người đi đến đâu, thiên đường hay sự hủy diệt của trái đất ?
Nó là lịch sử, là văn hóa và cao hơn đó là phạm trù triết học. Nó chính là câu hỏi đặt ra cho triết học hiện đại: “Nên cơ giới hóa con người hay nhân bản hóa cơ giới ?”
Một vấn đề liên quan mật thiết đến câu hỏi trên đó là giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nó đặt ra lựa chọn: Đào tạo chuyên môn để có những kỹ sư, chuyên gia giỏi cho từng ngành hoạt động hay đào tạo toàn diện ?
Nhìn vào nước Tàu ta thấy họ đã lựa chọn phương án thứ nhất. Ta hãy thử xét nước Tàu trên các phương diện lịch sử, văn hóa và tư tưởng (triết lý) để cắt nghĩa sự lựa chọn của họ, để có thể nhìn ra cuộc “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và TQ không đơn giản chỉ là kinh tế, mà đó là một cuộc chiến toàn diện cả về lịch sử, văn hóa và tư tưởng (triết học)…hầu có thể rút ra bài học gì cho Việt Nam.
Hiếm có nước nào coi trọng và ham mê lịch sử như nước Tàu, ta thấy Tàu có chính sử từ rất sớm trong khi châu Âu mãi đến thế kỷ thứ 18, lịch sử mới được coi là một thứ nghiêm túc, được đưa vào trường học như là một môn chính thức. Bàn về mặt kỹ thuật việc “làm sử” của nước Tàu thì quá dài, ta chỉ cần rút ra một kết quả mang tính triết học: “Vì quá say mê lịch sử nên nước Tàu đã trở thành nô lệ của lịch sử”.
Bất cứ quan hệ đối với quốc gia nào họ đều tham chiếu vào lịch sử trong khi thế giới đã đi quá xa, có vô số ví dụ : Với Nhật, khi có mâu thuẫn về thương mại, họ sẵn sàng kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan để biểu tình, đốt xe Nhật thậm chí giăng cả khẩu hiệu : “Fuck Japan” đầy các thôn xóm, thị trấn…nhắc lại những tội ác của quân phiệt Nhật thời thế chiến thứ 2, Đài Loan cũng không được coi là một quốc gia và Trung cộng gây sức ép với tất cả nước nào có quan hệ kinh tế với mình không công nhận đảo quốc này vì trong lịch sử nó từng là lãnh thổ của TQ, hoặc giải thích dã tâm của họ đối với Việt Nam vv…
Ngay cả trong hành xử ngoại giao, người Tàu cũng mang cái bài học cũ mèm từ thời lập quốc khi nước Tần thôn tính các nước xung quanh để trở thành một đế quốc (một giấc mơ ám ảnh ngàn đời) đó là : “Viễn giao cận công” – Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Khi Tập Cận Bình sửa đổi Hiến pháp để biến mình thành Hoàng đế hiện đại, ông ta tưởng rằng với mình, China sẽ khôi phục lại địa vị chúa tể thế giới với “Trung Hoa mộng” theo kế sách của Tần Thủy Hoàng nước ở xa dùng ngoại giao, tiền bạc để mua chuộc, nước ở gần thì âm mưu chiếm đất. Và , ta lại thấy cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động cũng chính là ngăn cản giấc mơ điên cuồng đó.
Tại sao thế giới lại phải lo ngại khi Tàu nổi lên? Nó chính là văn hóa của người Tàu, mà suốt nhiều thế kỷ nhiều học giả phương Tây vì chỉ nhìn thấy nó trên bề mặt nên gọi nó là “văn minh Trung Hoa”.
Lịch sử Tàu đã hình thành nên văn hóa của người Tàu thế nào ? Đâu là những nét “đặc sắc” trong văn hóa của họ ?
Đó là :
1- Hữu đức giả hữu nhân, hữu nhân giả hữu thổ, gọi tắt là “Hữu đức giả hữu thổ” tức là có đức thì sẽ có lòng người (nhân tâm) rồi sẽ có được người, có người sẽ có đất (lãnh thổ). Đức chính là Tiền : “Phóng tài hóa thu nhân tâm”- Bỏ tiền để mua lòng người.
2- Hậu hắc- Nghĩa đen là mặt phải thật dày,tâm can phải đen tối. Đó là cái đạo đức cao trọng nhất, đứng trên mọi đạo đức thông thường.
3- Giữ gái mình, lấy vợ người.
Ta hãy phân tích từng điểm một :
(còn tiếp).