Kinh doanh giáo dục chỉ vì lợi nhuận là một tội ác

- Quảng Cáo -

Fb. Van Hoang|

Mọi người dân, mọi ngành nghề đều có thể kinh doanh, kiếm tiền chính đáng nhưng kinh doanh giáo dục chỉ vì lợi nhuận là một tội ác ! Những biểu hiện của kinh doanh giáo dục như sau :

1- Núp dưới danh nghĩa cải cách giáo dục, người ta kinh doanh sách giáo khoa và sách chỉ dùng 1 lần vì học sinh được và phải ghi vào sách. Và mỗi năm cả nước có bao nhiêu HS thì có từng đó bộ sách GK xem ra không có nxb nào lãi khủng như nxb Giáo dục. Xưa, anh học xong để bộ sách lại cho em. Trường có bộ sách dùng chung dành cho con nhà nghèo. Giờ HS không biết quý sách, trước hết là SGK rồi không quý các loại sách khác. Xã hội tốn kém một khoản rất lớn , rất vô lý từ chuyện sách giáo khoa này.

2- Cũng từ cải cách , chương trình, nội dung năm nào cũng “chỉnh lý, bổ sung” nên anh ko dạy đc em, bố ko kèm được con và chuyện học thêm xuất hiện. Đã đóng tiền học phí là nhà trường phải bảo đảm chất lượng dạy học, sao phải học thêm. Và chuyện dạy thêm không còn là dịch vụ nữa mà như hình thức trấn lột bởi HS ko có quyền chọn học thêm hay không khi các em trước thầy cô là đối tượng bị phụ thuộc. Các cháu học ở trường, học thêm ở nhà thầy cô trong trường rồi học thêm cả gv trường ngoài như chạy sô. Tuổi thơ của các cháu vô tình bị tước đoạt !
Vì là đối tượng bị phụ thuộc nên nhiều nhà trường thông qua hội phụ huynh như hình thức chân gỗ để bắt cha mẹ các em phải đóng góp tự nguyện các khoản vô tội vạ !

- Quảng Cáo -

3- Bao lần cải cách lớn nhỏ và kết quả ra sao ? Hay cải cách là cớ để moi tiền ngân sách mà cuối cùng HS và thầy cô chỉ là những con chuột bạch, nhà nước tốn kém rất vô lý cho những dự án,viết sách GK, lớp tập huấn cho giáo viên…

4- Một số ngành nghề cũng bám vào GD để ăn theo. Ví dụ trường hợp đồng với ai đó may đồng phục , lớp mẫu giáo cũng phát báo nhi đồng cho các cháu để hôm sau bố mẹ gửi tiền. Tất nhiên có phần trăm không biết cho vào quỹ trường hay vào túi riêng ai đó .

5- Không thể đổ tại “có cầu nên có cung” chuyện các cháu phải đi học thêm. Sao trước HS không phải đi học thêm mà đất nước lắm người giỏi và có tâm đức vậy còn giờ nào là chạy điểm, gian lận thi cử và đạo đức XH suy vi ? Bộ GD qua mấy đời Bộ trưởng gần đây phải chịu trách nhiệm về ch trình, nội dung học và dạy chứ không thể đổ tại phụ huynh hoặc kêu gọi không học thêm dạy thêm.

6- Lý sự chuyện dạy thêm là vì có cầu nên có cung, sao không lý sự tiếp là nhu cầu LĐ chất lượng cao ở các ngành nghề là bao nhiêu để đào tạo cung hợp lý các kỹ sư bác sĩ thầy cô giáo cho xã hội ?
Trường ĐH mọc ra như nấm sau cớn mưa vì mục đích kinh doanh hay vì gì ? Nhiều đến mức 9 điểm /3 môn cũng thành sinh viên. Đến trường ĐHKT như ĐH Kinh Kong mà cũng mở khoa chuyên ngành Y thì thấy kinh doanh bằng bất cứ giá nào , kinh đến thế là cùng !

7- Chuyện kinh doanh đào tạo càng là tội ác vì :
– XH hỗn loạn, thầy nhiều hơn thợ. Học ĐH xong chạy việc và con cháu kẻ có quyền tiền dù yếu kém vẫn có thể tranh chỗ các cháu có năng lực thật. Nhiều cơ quan mà thủ trưởng được thêm chức “Giám đốc nhà trẻ” là vì vậy.
– Nhìn hàng loạt gv thất nghiệp như báo chí thông tin mà đau lòng. Đào tạo không theo nhu cầu XH khiến các cháu phí 4 năm tuổi thanh xuân vô ích ngồi ghế đại học mà lẽ ra làm việc khác sẽ có ích cho mình và cho XH. Xã hội mà cụ thể các gia đình cũng tốn kém vô ích rất nhiều khi đầu tư cho con cháu học qua lượng SV ra trường ế thừa như hiện nay là sự lãng phí thật khủng khiếp.

8- Chúng ta đang chống tham nhũng nhưng LÃNG PHÍ cũng hủy hoại quốc gia không kém. Ngành GD-ĐT đang gây lãng phí tuổi trẻ, lãng phí niềm tin và ước mơ của các cháu, lãng phí tiền bạc của dân qua việc thay SGK, học thêm, mở trường ĐH vô tội vạ như nói trên.

9- Còn chuyện “lò ấp TS”. mưa học hàm học vị thì tác hại còn lớn hơn nhiều cho Đất nước !
Rất mong Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đọc được stt này và báo cáo Chính phủ khẩn cấp làm một cuộc chỉnh đốn Giáo dục thực sự. Muộn lắm rồi nhưng muộn còn hơn không.
Tương lai đất nước phụ thuộc rất nhiều vào GD-ĐT và thế hệ trẻ !

Nhà báo Lê Quý Hiền.

- Quảng Cáo -

32 CÁC GÓP Ý

  1. tôi thấy có những quyển sách tâp1,2,3 mỏng lắm cả ba quyển có thể đóng làm một được vậy mà không hiểu sao họ lại cứ thích sán sẻ ra nhiều lần như vậy? vì sao thế nhỉ?

  2. Lại nhắc chuyên VNCH :- VỚI MÔT BỘ SÁCH PHỤ HUYNH CHUYỀN TỪ THẰNG ANH XUỐNG THẰNG EM. Ở LỨA TUỔI TÔI SÁCH MƯỢN CỦA TRƯỜNG CUỐI NĂM TRẢ.

  3. Cám ơn nhà báo đã nói đầy đủ thực trạng giáo dục hộ người dân chúng tôi ,mong Chính Phủ quan tâm đến giáo dục cũng là quan tâm đến vận mệnh mai sau của đất nước này

  4. Bọn dlv có những câu nghe thì
    rất tục nhưng nghĩ lại cũng hay
    hay.
    như câu : mày rãnh háng quá. Lo
    mà làm ăn di.
    Nghĩ cũng dúng chứ: toàn một lũ
    “thần kinh khốn nạn” thì GD Vn
    chỉ có dốn không còn dg chỉnh
    nữa rồi. Rãnh háng thì chăm sóc
    lông còn có lý hơn. Tâm huyết với
    dất nước,chúng nó xin tí huyết thì
    bỏ bu.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here