Thiền Lâm – Cali Today News
Đương kim ủy viên trung ương đảng Đinh La Thăng đang bị treo số phận của ông ta trên mành chỉ.
Tết nguyên đán năm 2018 vừa trôi qua, tòa án đã thông báo về việc nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng cùng các đồng phạm chuẩn bị hầu tòa trong vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng, xét xử ngày 19/3/2018 và kéo dài 10 ngày. Ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm sẽ bị xét xử trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Mối nguy hiểm chết người đang chờ Đinh La Thăng là trong phiên tòa “800 tỷ”, ông Thăng bị quy thêm tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Còn trong phiên tòa xử vụ PVC vào tháng Giêng năm 2018, Đinh La Thăng bị quy một tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng chỉ tội danh này cũng đã khiến ông Thăng phải nhận bản án đến 13 năm tù giam.
Theo điều 280 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” có khung án như sau:
– Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm;
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm;
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm;
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Ông Đinh La Thăng có thể rơi vào cái nào trong 4 gạch đầu dòng trên?
Một đánh giá của cơ quan kiểm sát mà rất có thể nguy hiểm với Đinh La Thăng là “Hậu quả, hành vi mà bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng”.
Nếu số tiền 800 tỷ đồng không thể được chứng minh chỉ là “cố ý làm trái” mà còn bị xem là “chiếm đoạt tài sản”, Đinh La Thăng chắc chắn sẽ rơi vào gạch đầu dòng cuối cùng “bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Nhiều dư luận cho rằng trong vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm nhưng đã hoàn toàn biến mất, Đinh La Thăng có vẻ dính dáng khá sâu khi có ít nhất vài ba lần ra văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào Ngân hàng Đại Dương, và cũng có nhiều dư luận cho rằng Thăng đã chấm mút không nhỏ đối với số tiền 800 tỷ không cánh mà bay đó.
Vụ “800 tỷ” đã không xử trước tết nguyên đán 2018, để ngay sau đó hé lộ nguyên nhân vì sao “để sau tết”.
Vào buổi sáng ngày 7/2/2018, có một cuộc gặp mặt “chúc tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì”. Trong cuộc gặp này, khi đề cập cuộc chiến chống tham nhũng, ông Trọng nói: “Chúng ta đã làm rất quyết liệt. Áp Tết rồi, toà vẫn vừa tuyên thêm một án tù chung thân với Trịnh Xuân Thanh. Ở TP.HCM thì đại án Phạm Công Danh cũng làm tiếp. Còn vụ 800 tỷ đồng tại Oceanbank thì để sau Tết, không để không khí nặng nề dịp vui Xuân. Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế”.
Hiểu theo khẩu ngữ chân phương của ông Trọng thì nếu xử Đinh La Thăng trước tết sẽ khiến “không khí nặng nề”, tức mức án phải nặng thì mới gọi là “nặng nề”. Theo đó, nhiều khả năng Đinh La Thăng sẽ phải nhận mức án nặng tại phiên tòa xử sau tết. Tại phiên tòa đó, nếu chứng cứ vụ “800 tỷ đồng” được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trưng ra không yếu ớt như vụ “PVC” xử trước tết, Đinh La Thăng sẽ phải nhận thêm tội danh danh “chiếm đoạt tài sản…” cùng mức án có thể còn nặng nề hơn mức 13 năm vừa phải nhận. Để sau vụ “800 tỷ đồng”, Đinh La Thăng có thể phải nhận tổng mức án lên đến 30 năm, nếu không nói là ngang bằng với mức án hiện tại của Trịnh Xuân Thanh – chung thân.
“Đường đi” của Nguyễn Phú Trọng ngày càng rõ: ông Trọng đã dứt khoát làm theo “bài” của Tập Cận Bình, với “con hổ” đầu tiên là Đinh La Thăng.
Nếu bị án chung thân, Đinh La Thăng sẽ chính thức mang số phận “Bạc Hy Lai Việt Nam”.
Bạc Hy Lai từng là ủy viên bộ chính trị, bí thư tỉnh Trùng Khánh ở Trung Quốc. Vào năm 2012, nhân vật này đã bị Tập Cận Bình “đả hổ”, bị cách chức, sau đó bị khởi tố và bắt giam, cuối cùng đã phải nhận án chung thân cho tội danh tham nhũng.
Khởi nguồn từ “đả hổ” Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình đã vươn được đến thành công lớn cùng uy quyền gần như tuyệt đối của ông ta trong chiến dịch vừa “đả hổ diệt ruồi” vừa tập quyền tối cao.
Và người ta cũng tự hỏi là nếu không có “Bạc Hy Lai Việt Nam” như Đinh La Thăng thì làm sao ông Trọng được ca ngợi như “Tập Cận Bình Việt Nam”?
Thèng # này chết chưa hết tội
Ai sai là trị hết mới đúng. Sợ là phải nhờ bác hàng xóm chứ hết rồi còn đâu
Một là như phân tích của tác giả, hai là phản công, nhưng lấy gì phản công là câu hỏi lớn!
Bây giờ chỉ quan tâm ngày nào bắn hắn, số tiền hắn tham ô có lấy lại được hay không?
dầu năm lại khai phong !
nhọ nồi xữ án ” mồm to”
thôi bãi trào di về nhà mà
” tự xữ” dân không tin thì
làm gì ngân hàng thế giới
tin . tham nhũng vn chỉ mấy
thằng .
Hoàng Minh Thuân Đinh La Thuân
.
Toi pha chua nen treo co no la dung roi! Treo co cang som cang tot Lam guong cho Ho Ngoc Hai dung co pha nha tho nua!
Chính phủ phải tăng cường kỷ cương phép nước, chấn chỉnh tình trạng thực thi pháp luật không nghiêm, kỷ cương phép nước không nghiêm, đặc biệt trong khu vực hành chính công.
Ăn chơi sướng rồi có chết thì làm gì được nhau
Trong khám có máy lạnh máy sưởi có bia có rượu thịt
Đ là Thăng trông khác xa TNLT , Nguyễn văn Đài