Hà Nội chỉ có 38 ngày có không khí sạch trong năm 2017 (*)
Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB)
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, Hà Nội, hưởng không khí sạch chỉ hơn một tháng vào năm ngoái do mức độ ô nhiễm tăng lên bằng với thủ đô khói bụi Bắc Kinh của Trung Quốc, theo một báo cáo nghiên cứu khoa học.
Ô nhiễm không khí trung bình ở Hà Nội năm 2017 cũng cao gấp 4 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới, theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển và Đổi mới Xanh (GreenID).
Theo tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Nội này thì tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Lars Blume, cố vấn kỹ thuật tại GreenID, người đã phân tích số liệu giám sát không khí được thu thập bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết: “Hà Nội chỉ có hơn 30 ngày có không khí trong lành.”
Hà Nội bao phủ một lớp sương khói vào tháng 3.2016
“Sự việc ngoài tầm kiểm soát của người dân – họ phải đi ra ngoài và làm việc – và trong nhiều trường hợp thật khó để thực sự cảm thấy không khí trong lành hay độc hại,” Blume nói với Reuters.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội là do một số yếu tố, bao gồm việc tăng cường xây dựng, tăng sử dụng xe ô tô và xe máy, và việc nông dân đốt phế thải nông nghiệp, Blume nói.
Nhưng nghiên cứu trong báo cáo cho thấy các ngành công nghiệp nặng, như các nhà máy thép, nhà máy xi măng và các nhà máy điện than ở các khu vực gần thủ đô, cũng đóng góp đáng kể.
Theo báo cáo, tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay tệ hơn thủ đô Jakarta của Inđônêxia, và mọi thứ dường như không được cải thiện khi Việt Nam đẩy mạnh kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy điện than.
Tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao, đặc biệt là về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của con người, và cũng có thể dẫn đến bệnh tim và ung thư.
Nhận thức được vấn đề này, vào giữa năm 2016, chính phủ Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia nhằm kiểm soát và giám sát khí thải và cải thiện chất lượng không khí. Hà Nội đang có kế hoạch lắp đặt 70 trạm quan trắc không khí.
Báo cáo của GreenID chỉ trích việc thiếu các quy định về chất lượng không khí, thiếu nhận thức của công chúng về vấn đề này và không có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu các ảnh hưởng – chẳng hạn như nhà lọc.
Chính phủ Việt Nam cần phải lắp đặt nhiều trạm quan trắc kiểm soát ô nhiễm không khí trên toàn quốc và cung cấp dữ liệu cho công chúng, Blume nói.
Bản báo cáo, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 2, cho rằng cần phải cải tiến quy hoạch đô thị và tăng đầu tư vào các hệ thống giao thông công cộng và năng lượng tái tạo.
Các cuộc khảo sát trước đây của GreenID cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng của người Việt Nam về vấn đề chất lượng không khí và sự gia tăng các vấn đề hô hấp ở trẻ em, theo lời Nguyễn Thị Anh Thư, một nhà nghiên cứu tại tổ chức này.
Nguồn: Hanoi enjoyed just 38 days of clean air in 2017: Report
(*) Tựa nguyên thủy
tại sống chung với thằng
ở dơ nhất thế giới !
Tại các thành phố:
1. Chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được. Ngoài phạm vi ngôi nhà bẩn đến đâu không ai quan tâm.
2. Ở các nhà máy nếu không biết dồn rác thải ở đâu họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là tài sản quốc gia đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân.
3. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nổi người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác, Vì sao nên nỗi?
Báo Nhật Bản.
Đó là thằng Tàu ở dơ nhất thế giới
Quên thằng chệt
Ae ơi ” Chân trời mới media” là 1 trang phản động. Là kẽ thù của dân tộc ta đấy ae. Đừng bị chúng nó lừa. Ae Thử vào các bài viết của nó là biết liền à
Chưa đâu, chỉ mới bắt đầu ô nhiễm thôi. Rồi sẽ tới mức smog như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thẩm Quyến, Thượng Hải …