Thiền Lâm – Cali Today |
Đến thời điểm 15/12/2017, tức chỉ còn nửa tháng là hết năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm ước tính đạt 1.104 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 91,1% dự toán năm 2017 – theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê.
Vào ngày 31/12/2017, hầu như chắc chắn chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” sẽ không thể đạt được kết quả “thu vượt dự toán” gần 10% theo kế hoạch đề ra, thậm chí chỉ tiêu gần nhất là thu vượt dự toán 2,3% cũng hoàn toàn bị phá sản.
Trong cơ cấu thu ngân sách 2017, thành phần thu được xem là “khả quan” là thu từ dầu thô đạt 43,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,7% dự toán năm, và thu tiền sử dụng đất đạt 104,4 nghìn tỷ đồng, bằng 163,8% dự toán năm.
Trong thực tế, một trong số ít “nguồn máu nuôi ngân sách”, trong đó có đến 74% cho “chi thường xuyên” – tức chi lương cho đội ngũ công chức viên chức lên đến 2,8 triệu người với “ít nhất 30% không làm gì cả mà vẫn lãnh lương”, cùng khoảng 30 vạn công an hành dân nhiều hơn là “công an nhân dân”, có một phần đáng kể thuế thu từ sử dụng đất. Những năm trước, nguồn thu từ sắc thuế này thường chiếm khoảng 8-9% tổng thu ngân sách, tương đương hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Vào năm 2017, trước tình trạng ngân sách cạn kiệt và đè đầu dân chúng, thuế sử dụng đất đã được âm thầm “thí điểm” tăng gấp 3-4 lần ở một số địa phương, đặc biệt tại “con bò sữa Sài Gòn” là nơi có số doanh nghiệp nhiều nhất và mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất quốc gia. Nhiều gia đình do không biết âm mưu tăng vọt thuế như vậy nên đã vẫn lầm lũi nộp tiền sử dụng đất cho đến nay, khiến kết quả thu ngân sách từ sắc thuế này lên đến hơn 80 ngàn tỷ đồng chỉ trong 10 tháng đầu năm 2017.
Tuy nhiên thuế sử dụng đất đã chẳng cứu vãn nổi tình trạng hụt thu: thu nội địa chỉ đạt 871,1 nghìn tỷ đồng, bằng 88% dự toán năm. Đặc biệt, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chỉ đạt 153,9 nghìn tỷ đồng, bằng 76,5% dự toán năm; riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ đạt 196,5 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 68,6% dự toán năm.
Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – một trong những niềm tự hào lớn nhất của ngành thuế Việt Nam trong nhiều năm qua – cũng rơi vào số phận hụt thu có thể lên đến hơn 20% trong năm 2017, còn khối doanh nghiệp nhà nước còn tồi tệ hơn cả thế – đã quá đủ để phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, dù có được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phóng lên mức tăng trưởng 7,46% trong quý 3 và 6,7% trong cả năm 2017, vẫn đang tồi tệ với gia tốc nhanh dần, khiến cả khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng không còn duy trì được mức doanh thu và lợi nhuận như những năm trước.
Cùng chủ đề:
– Bội chi, hụt thu, và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’
– Việt Nam chìm trong nợ công, có thể gây bất ổn xã hội
– Tiền tỷ ngân sách vào túi ai?
Ngay cả Sài Gòn cũng có thể bị hụt thu trong năm 2017, với mức hụt thu so với dự toán đầu năm lên tới 7-8%. Hiện tượng này cho thấy chẳng khác gì báo chí nhà nước kêu gào suốt từ năm 2011 đến nay về “sức dân và sức doanh nghiệp đã kiệt”.
Một cán bộ thu thuế nói toạc ra “Cứ thu thế này thì chẳng mấy chốc dân sẽ bùng”.
Nhiều người dân Sài Gòn đã than tiếc bởi họ bị chính quyền “lừa” đóng tiền sử dụng đất trong suốt nhiều tháng qua. Còn sắp tới, nếu tình trạng áp thuế sử dụng đất tăng vọt tái diễn, hẳn rất nhiều người dân Sài Gòn sẽ nhìn thấu tim gan đảng để tự biết có nên nộp thuế hay không.
Nếu dân Sài Gòn mà còn “bùng”, dân các tỉnh khác, đặc biệt những tỉnh vùng sâu vùng xa và đầy rẫy đói nghèo – sẽ ra sao?
Phản ánh từ nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy đều cho biết: “Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi”.
Mới đây, chính phủ của Thủ tướng Phúc đã hào hứng báo cáo với Bộ Chính trị về “đạt toàn bộ 13 chỉ tiêu đề ra” và “GDP tăng trưởng chưa từng có”. Tuy nhiên một chuyên gia kinh tế là TS Bùi Trinh đã cho rằng bằng một phép tính đơn giản, có thể tính ra GDP của Việt Nam năm 2017 chỉ khoảng hơn 3%. Mà cách tính này vẫn còn dựa vào những số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê mà chưa có được những số liệu điều tra độc lập. Bởi nếu có số liệu điều tra độc lập không phản ánh chủ nghĩa thành tích thì chắc chắn mức tăng trưởng GDP còn tệ hại hơn nhiều.
Đó sẽ là một thất bại rất lớn của đảng Cộng sản trong “lãnh đạo toàn diện” về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cùng vô số hậu quả về tham nhũng, lãng phí và tạo nên một giai tầng “tinh hoa” vừa đặc quyền đặc lợi vừa dã man hơn cả thời thực dân.
Nhưng khác hẳn với nhiều năm trước, bây giờ và sắp tới sẽ không còn thời gian để “rút kinh nghiệm sâu sắc” cho những thất bại nữa. Ngay phía trước, không phải chân trời, mà là vực thẳm vỡ nợ ngân sách, kéo theo tương lai sụp đổ nền hành chính quốc gia cùng rối loạn, biến loạn kinh tế và xã hội. Như “người anh em xã hội chủ nghĩa” Venezuela…
….
lu ken ken an xac thoi