Những lá đơn lật trò bịp của đảng

Người Buôn Gió - nguoibuongio´s blog

- Quảng Cáo -

Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc chống tham nhũng cái gì ? Đó chỉ là chiêu bài dùng đánh những đối thủ chứ không dành cho những người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng.

Đảng CSVN dưới thời Nguyễn Phú Trọng dấy lên chủ trương đánh quan lại tham nhũng, thực ra đây là một chiêu bài của Nguyễn Phú Trọng mượn cớ làm trong sạch đảng để xây dựng vây cánh cho mình. Những gì mà cộng sản Việt Nam làm không thể thoát khỏi  việc xin ý kiến và tham mưu của cộng sản Trung Quốc. Trước đây uỷ ban kiểm tra trung ương đảng CSVN khá mờ nhạt, quyền lực của ban này còn kém xa rất nhiều với quyền lực của ban tổ chức trung ương. Nhưng từ khi Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư bên Trung Cộng, Bình đưa ban kiểm tra trung ương thành vũ khí để thanh trừng các đối thủ của mình. Ngay sau ít lâu tại Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng cũng đẩy mạnh đưa quyền lực của ban kiểm tra trung ương đảng lên cao như một cách tán đồng, cổ vũ và học hỏi Tập Cận Bình.

Báo chí Việt Nam cũng đặt vấn đề đằng sau chiêu trò chống tham nhũng và làm trong sạch đảng của Tập là âm mưu thâu tóm quyền lực.

https://www.baomoi.com/ong-tap-can-binh-dang-thanh-trung-de-thau-tom-quyen-luc/c/15887912.epi

- Quảng Cáo -

Bài báo có nói

Đây là một cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng cộng sản TQ hơn là tìm kiếm sự minh bạch, và đến giờ phút này thì những phe cánh thân cận với Tập Cận Bình chưa ai bị sờ gáy. Sự thất bại của Bạc Hy Lai được xem như kết quả của sự thua cuộc trong cuộc chiến quyền lực chứ không phải là hệ quả của hành vi nhận hối lộ. Tại các thành trì của Tập như Phúc Kiến, Chiết Giang không một quan chức nào bị hạ bệ.

Việc bắt chước theo những gì Tập Cận Bình làm tạo nên sức mạnh cho Nguyễn Phú Trọng, thái độ  học tập và làm theo là thể hiện ý chí thần phục, sự tôn sùng tư tưởng và ngưỡng mộ với Tập của Trọng, với một học trò như thế đương nhiên được sự bảo bọc và  giúp sức là điều đương nhiên. Từ sự thần phục Tập mà Trọng có sự bảo vệ, từ sự bảo vệ của Tập mà Trọng có được sức mạnh trong nội bộ đảng CSVN vốn đa phần là những kẻ tham lam và ươn hèn.

Cũng giống y chang như Tập Cận Bình, những thành trì của Nguyễn Phú Trọng và những tay chân của đàn em Trọng cũng không bị sờ tới trong cuộc chống tham nhũng mà Trọng phát động. Người dân đang hỏi tại sao Huỳnh Đức Thơ chủ tịch Đà Nẵng tham nhũng và lợi ích nhóm như vậy mà chỉ bị cảnh cáo nhẹ rồi dương dương tự đắc hơn trước như muốn nói đã có Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu.?

Hoặc những kẻ như Phạm Sỹ Quý  giám đốc sở tài nguyên môi trường Yên Bái, em trai của bà bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà chiếm đoạt tài nguyên, xây biệt thự xa hoa lộng lẫy ở tinh miền núi nghèo nàn, gây bức xúc dư luận không bị xử lý.?

Phạm Thị Thanh Trà xuất thân là một cán bộ giáo dục ở huyện, thời kỳ Trương Tấn Sang làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc thì Trà làm phó bí thư tỉnh đoàn. Nhờ gặp gỡ và chiều chuộng chăn gối cho vị trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Tấn Sang mà Trà leo nhanh lên chức trưởng ban tuyên giáo tỉnh. Sau này khi Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, Trương Tấn Sang gửi gắm Trà cho Phúc chú ý nâng đỡ.  Phúc đã báo cáo lời gửi gắm của Trương Tấn Sang về Trà đến Nguyễn Phú Trọng. Trọng và Sang vốn là đồng minh trong cuộc chiến hạ Nguyễn Tấn Dũng, vì thế Trọng đã gật đầu ưng thuận để Phúc tiến cử Trà vào trung ương khoá 12.

Phạm Thị Thanh Trà và Phạm Sỹ Quý

Rồi nhờ cuộc thảm sát đáng nghi ngờ ở Yên Bái mà Phạm Thị Thanh Trà trở thành bà bí thư quyền lực ở đây nhờ sự đỡ đầu của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang. Yên Bái còn có Trần Quốc Vượng cánh tay phải của Trọng, trưởng ban kiểm tra trung ương làm đại biểu quốc hội. Vì thế việc em trai Phạm Thị Thanh Trà là Phạm Sỹ Quý gây bao nhiêu tội lỗi trầm trọng vẫn được làm ngơ.

Nếu  Chiết Giang, Phúc Kiến là đất của Tập Cận Bình không bị xử, thì những địa danh như Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Yên Bái….cũng là đất của Trọng, Sang, Phúc không có ai bị xử lý. Nhìn những tỉnh thành bị xử lý như Hâụ Giang, Đà Nẵng, Bình Định, Tp HCM…đều là những nơi mà cán bộ ở đó không có dây dưa quan hệ với nhóm cầm quyền Trọng, Phúc.

Những lá đơn tố cáo và những bài báo, những cuộc biểu tình ở các tỉnh thuộc cánh Phúc, Trọng như trên nhiều vô kể nhưng không như vụ xe sang Hậu Giang, vụ cà phê Xin Chào cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều làm ngơ.

Còn nhiều lá đơn tố cáo các quan chức tham nhũng bị Trọng và Phúc làm ngơ như vậy.  Một cán bộ toà án nhân dân tối cao đã về hưu tên là Nguyễn Văn Phương, đã gửi đơn thư kiến nghị tới Trọng và Phúc để hỏi sự trái ngược nhau giữa vụ Nguyễn Xuân Sơn và Châu Thị Thu Nga. Vị cán bộ này đã hỏi tại sao giữa phiên toà xử Châu Thị Thu Nga, bị cáo Nga muốn khai ra người nhận 1,5 triệu usd chạy cho Nga làm đại biểu quốc hội, toà án đã ngăn cản không cho Nga khai. Trong khi đó ở vụ Nguyễn Xuân Sơn không muốn khai ai nhận tiền, thì toà động viên khai và còn đồng ý cho khai kín nếu bị cáo muốn.

Sự chất vấn của cán bộ hưu trí Nguyễn Văn Phương về điều khác nhau giữa hai phiên toà này là minh chứng cho thấy sự giống nhau của Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, tức chỉ chủ ý thanh trừng những đối thủ cạnh tranh quyền lực trong đảng. Việc làm minh bạch hay chống tham nhũng chỉ là chiêu bài mà thôi.

Nguyễn Xuân Phúc & Thân Đức Nam

Một lá đơn nữa của cán bộ hưu trí tỉnh Hà Tây, tố cáo Thân Đức Nam , người thân cận của Nguyễn Xuân Phúc tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, cố ý là sai trái gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, nhưng bao nhiêu đơn từ tố cáo Thân Đức Nam đều không được xem xét đến như những vụ khác, thử hỏi như vậy Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc chống tham nhũng cái gì.

Trần Tuấn Anh, bộ trưởng công thương

Thêm một lá đơn nữa tố cáo uỷ viên trung ương đảng Trần Tuấn Anh, bộ trưởng công thương, con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương. Lá đơn của tập thể cán bộ bộ Công Thương tố cáo bộ trưởng Trần Tuấn Anh tổ chức bán các ghế quan chức trong bộ công thương. Lá đơn còn tố cáo lối sống xa hoa, suy thoái đạo đức của vị tân bộ trưởng này. Việc tổ chức đám cưới cho con gái riêng của vợ ở khách sạn sang trọng và riêng hoa trang trí nhập từ nước ngoài trị giá hàng tỷ đồng, cho thấy sự ngông nghênh và ngạo mạn của Trần Tuấn Anh, coi thường dư luận và chứng minh việc chống suy thoái của Nguyễn Phú Trọng chỉ là chiêu bài dùng đánh những đối thủ chứ không dành cho những người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng.

Những lá đơn của cán bộ hưu trí cộng sản, của bà con nhân dân như trên không bao giờ được bè lũ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc xử lý đúng tinh thần mà chúng nói, thậm chí những người viết đơn này còn bị chúng quy tội là bôi xấu cán bộ, chống phá nhà nước. Nhưng dù sao thì những lá đơn như vậy cho người dân thấy, công cuộc chống tham nhũng và suy thoái của Nguyễn Phú Trọng chỉ là trò bip bợp dân chúng để thực hiện củng cố quyền lực.

- Quảng Cáo -

27 CÁC GÓP Ý

  1. Chống Tham Nhũng để Tham Nhũng!
    – Nguyen Trọng Nhật dịch –

    “Những chế độ chuyên chế có vẽ như đang cải cách nền kinh tế như Trung Quốc và Việt Nam, đảng Cộng sản cầm quyền vẫn duy trì sự độc quyền của nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng nhất như ngân hàng, dịch vụ tài chính, tài nguyên thiên nhiên, viễn thông, năng lượng và giao thông vận tải. Vì lý do duy trì sự sống còn của chế độ, sự can thiệp của nhà nước đơn giản là để duy trì tham nhũng. Chống tham nhũng là một vũ khí chính trị quan trọng cho nhóm lãnh đạo vì ​​nó được sử dụng để kỷ luật nhóm thuộc hạ và để tiêu diệt các đối thủ. Tham nhũng dưới chế độ chuyên chế rất phổ biến và ranh giới giữa những gì là hợp pháp và những gì không luôn luôn mù mờ. Các nhóm cai trị độc tài có toàn quyền quyết định ai bị truy tố và ai được bảo vệ. Kết quả là những người trung thành với chế độ tầng thứ hai luôn mãi mãi ở lòng thương xót của các nhà lãnh đạo cấp cao. Kẻ lãnh đạo đôi khi đã quyết định thanh trừng một vài số “táo thối” để cho thuộc hạ thấy ai là ông chủ thực sự. Ở Trung Quốc, thực tế này được gọi là ‘giết một con gà để cảnh báo con khỉ.’ ”

    https://www.forbes.com/2009/01/22/corruption-government-dictatorship-biz-corruption09-cx_mp_0122pei.html

    “Even in autocracies that appear to be reforming their economies, such as China and Vietnam, the ruling Communist parties have maintained the state’s monopoly in the most important sectors, such as banking, financial services, natural resources, telecom, energy and transportation. Dictated by the regime survival imperative, such state intervention simply perpetuates corruption.Corruption serves another crucial political purpose for autocracies because it can be used as an easy excuse to discipline followers and get rid of rivals. Because corruption under authoritarian rule is so pervasive, and the boundaries between what is legal and what is not are hopelessly blurred, authoritarian rulers have enormous discretion in deciding whom to prosecute and whom to protect. As a result, second-tier regime loyalists are forever at the mercy of the top-level leaders, who from time to time decide to make an example of a few “rotten apples” to show who is the real boss. In China, this practice is called ‘killing a chicken to warn the monkeys.’ ”

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here