Chứng kiến nhiều trận lũ lụt tang thương nơi xứ Việt, tôi vẫn hay tự nhắc mình phải viết một bài hát nào đó về những điều đã thấy, về những sinh linh đã tận. Ca hát thì chẳng để làm gì. Nhưng tôi mong mình cất lên được tiếng lòng như bài văn tế nhỏ cho những người cùng màu da, tiếng nói trên quê hương mình hôm nay, sao vẫn mang đầy khổ nạn. Có thể tôi chỉ hát khe khẽ thôi, vừa đủ cho những linh hồn oan khiên về quanh được chút ấm lòng.
Thế nhưng, nhiều năm trôi qua. Lũ lụt hết lần này đến lần khác. Mạng người lại vẫn chìm sâu. Tôi lại chất chồng trong ký ức của mình về ruộng vườn tan hoang, những tiếng khóc trôi dạt buồn tủi, và biết rằng mình sẽ không viết nổi một bài hát như vậy, mà chỉ còn im lặng. Sự im lặng khó tả nằm hoài trên trang giấy và suy nghĩ, như khoảng vô thanh điên loạn giữa rầm rộ ngôn từ.
Thống kê tạm của đài VOV trong ngày 15/10/2017, nói rằng đã có 60 người chết, 37 người mất tích và 31 người bị thương. Bên cạnh đó còn 189 nhà bị sập, 30.827 nhà bị ngập, 1.948 nhà phải di dời khẩn cấp, hàng chục ngàn gia súc, gia cầm chết ngập. Tháng trước, bão số 10 cũng làm 125 người chết và mất tích, thiệt hại tài vật cũng vô số.
Những con số thì vô hồn. Những nếu chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ co ro trần truồng chìm trong nước, bà cụ với đôi tay giơ lên như muốn níu lại phút giây sau cùng, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận khoảng lặng trong lòng mình. Khoảng lặng nhắc chúng ta cũng là con người, và phải biết xót xa cho đồng loại.
Thủ tướng Phúc nói rằng “Rừng là vàng, chặt 1 cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây”. Nghe mà rưng rưng cho phận làm người Việt. Phải thắp bao nhiêu nén hương cho những người vừa chết đêm qua? Bao nhiêu hương thì mới ấm lại thịt da đã xanh tím của đứa bé giữa rong rêu? Bao nhiêu hương thì tiễn được nỗi niềm của cụ già khỏi dòng tức tưởi? Lời thủ tướng Phúc nói, vào ngày 14/10, cũng là những ngày tìm thấy từng xác người lây lất. Không nghe ông nói gì về nạn nhân thiên tai và nhân tai, chỉ nghe ông nói bái lạy và vàng.
Ngày 13/10, đáp lại lời hò reo xúc động của cử tri về sức khỏe của mình, ông Trần Đại Quang cũng không nói gì về thảm nạn đang diễn ra suốt nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, mà chỉ nhấn mạnh về thông tin xấu độc trên mạng. Không biết có liên quan gì, mà đến 15/10, các trang facebook đưa hình ảnh và thông tin đáng lưu ý về thiên tai lũ và nhân tai lụt đột nhiên đồng loạt khóa bài, ẩn các hình ảnh đã đăng, đồng bộ với các bản tin báo nhà nước hết sức chừng mực và tiết kiệm hình ảnh thực tế.
Nơi của ông thủ tướng và chủ tịch thật náo nhiệt. Điều đó thật tương phản khi tôi nhìn vào tấm hình người phụ nữ ngồi thắp một nén nhang vào hư vô. Gương mặt của chị ẩn trong đó ngàn bài ca mà tôi không viết nổi thành lời. Nén hương ân cần gửi vào gió, hát vào khốn cùng mà chỉ có những trái tim Việt Nam còn đủ nhân tính mới chia sớt cùng những số phận Việt Nam.
Cuộc sống hôm nay như một sân khấu hai mặt. Một mặt trình diễn những dị thường và một mặt giới thiệu từng giờ phút của đời thường. Mà phần dị thường, có cả tiếng các quan chức thời tiết, thủy điện… luôn phủi tay và nói mọi thứ đã đúng quy trình, đẩy phần còn lại là may rủi của nhân dân. Loại quy trình thô bỉ ấy vẫn diễn ra hết năm này qua năm khác không hề có kế hoạch đổi thay nào tốt hơn cho đời sống dân lành. Nhưng phần các quan chức thì luôn biết cách dời xa, dời cao để không cùng chung số phận với nhân dân.
Cứ sau những thảm họa, nghe các ngôn từ chải chuốt ngụy biện và lẩn tránh trách nhiệm của họ, không khỏi buồn nôn. Loại ngôn từ trá ngụy mà W. Shakespeare từng mô tả “khi cần thì bọn ác quỷ có thể dùng cả kinh thánh để biện minh cho hành động của chúng”.
Thật khó biết còn bao nhiêu người phải chết trong nước lũ từ đây về sau. Và cũng thật nhục nhã cho một quốc gia luôn huênh hoang về bước đại phát triển 4.0 nhưng hàng năm vẫn phải tế sống dân mình cho nước dữ như thời man rợ.
Tôi xếp trang giấy trắng, xếp lại bài hát mà mình ôm ấp. Tôi cũng không nói gì được về những gì mình đã thấy, đã nghe. Không gian đã quá chật chội với những âm thanh chúc tụng và ca ngợi. Tôi chỉ còn đủ sức giữ lại cho mình sự im lặng. Loại im lặng như M. Heidegger từng mô tả rằng “Sự im lặng như sấm sét còn gây nên chấn động cho tâm thức còn hơn cả tiếng sấm sét trong cõi im lặng”.
Một ngày nào đó, nếu bạn cũng cùng im lặng với tôi trong ít phút giây, có thể chúng ta sẽ cùng nhận ra đất nước và con người Việt Nam đang huyên náo trên những nỗi đau như thế nào.
Tuấn Khanh Blog – RFA
(*) tựa một tác phẩm của Phạm Công Thiện.
<3 <3 <3
Bao năm giải phóng như thế nầy phải không VC?
Adidaphat!
Cán bộ miền Trung ác qua ,coi mang người re mat
Chúng ta hãy hát vang bài ca” Việt nam Hồ Chí Minh” là hết khổ
Sao lũ đéo cuốn mày đi luôn nhỉ
Bởi vì ngta không phải thứ súc sanh như mày thằng chó má à.
Khong lu cuon thi cung an trung do doc, toi phien cua gia dinh may roi do con
Trước sau gì lũ cũng cuốn lũ mọi tụi mày như cuốn bọn vnch ra khỏi việt nam thôi
Chúng nó chỉ cào phím là giỏi thôi chứ chẳng giúp ích dc j đâu cậu à. Cái lũ phản động
Chúng nó chỉ cào phím là giỏi thôi chứ chẳng giúp ích dc j đâu cậu à. Cái lũ phản động
Nói ngta phản động chắc lũ bò đỏ tụi mày là PHẢN QUỐC! Tội diệt chủng và thờ ở của tụi mày sẽ có ngày gặp quả baó!
Quả báo đâu đéo thấy chớ việt tân cút ra nước ngoài. Lol
Hoàng Minh Chuyển :)))) con tôm thứ 2
Hiep Tuan Pham đéo biết ai tôm đâu não thối ạ
Còn nhiều n loại này thì đất nước còn mạt rệp.
Do Mino cứ đem vt về mà đôij lên đầu thì ngon
Than Ôi ! Dân Việt tôi đã làm gì lên tội.
Đảng quỷ đỏ csVN đã đang làm bạo chúa ngục tù trên mọi miền đất nước Việt.
Mà dân Việt tôi đang bị tù đày bởi quỷ đỏ cai trị.
Yêu quê hương đất nước dân tộc Việt phải là tội không ? Hỡi quỷ đỏ.
Trả lại cho dân tộc tôi Tự Do Này. Hỡi quỷ đỏ.
Dân Việt tôi hãy Đứng Lên Đòi Lại quyền tự do yêu quê hương đất nước dân tộc của Ta.
Đứng lên hãy đứng lên hỡi đồng bào tôi.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật!
phận CON DÂN CÁI KIẾN….
Giai đoạn tối thượng của lời nói,đó là sự Im Lặng.
sự khốn nạn lên ngôi một lũ đốn mạt ngôi bàn chuyện tranh ăn bỏ mặc dân lành cho thiên tai
ôi một đất nước có những 4000 năm lịch sử cơ đấy
Trên cao có nhiều kẻ cười “hô hố” kìa :v
sự khốn nạn lên ngôi một lũ cặn bã ngồi tính chuyện tranh ăn bỏ mặc dân trong cơn lũ dữ ôi một dất nước có những 4000 năm lịch sử cơ đấy
Adidaphat
Vịt cộng ơi sao lũ mày tàn ác thế .chúng mày là một loài cầm thú không có óc và có tim.
Thật đau đầu với bọn ngu dốt đúng qui trình đây….!
Chuc cac co bac .anh chi em bi lu ma chet. Duoc sieu thang va trinh do….
Nhân tai!
Nên đem ảnh thưc tế đê đừng bôi bác ng dan vn
Ảnh bà cụ kia có từ 3 năm rồi ko phải ảnh mới dau mọi người dung tin. Chân trời mới dì mà tối den như mực vậy
Ảnh cụ bà đã có từ lâu rồi mà còn đưa lên làm gì để cho cụ được siêu thoát
DÂN CỨ TỰ DO CHẾT, ĐOẢN CỨ VÔ-TƯ “NO” !
Nhạc Sĩ viết hay quá àh….
Dau long qua
Những trí tuệ tầm thường hay lên án những gì vượt quá tầm hiểu biết của họ
Ôi dôi ôi king,
“Bên xác người già yếu,có xác còn thơ ngây…” TCS
Đỉnh cao của sự đau thương là im lặng để mà sống !
A
Amen
Adidaphat
Miền Bắc nước lũ mưa bão người chết, thây phơi như thú vật, miền nam phú quốc tổ chức phục vụ cho hoa hậu thế giới ăn ngon, mặc đẹp, khoe da, khoe thịt, miệng cười toe toét, hai hình ảnh đối nghịch, bó tay với các cha lãnh đạo luôn ?
Đau thuong vo han
Lủ bệnh hoạn hoang tưởng tâm thần
A di đà
A di da phat
Biet roi kho lam noi mai
Xả súng ở mỹ cũng chưa kinh bằng xả lũ ở vn Phạm Quân Vũ Khánh Mến Guaje
Thuong qua Viet Nam
Thuong qua Viet Nam
Bài viết cảm xuc quá.đọc xomg rưng rưng nuớc mắt
Tổn thất do thiên tai là điều không tránh khỏi , nhưng tin này đã lâu lắm rồi
Tổn thất do thiên tai là điều không tránh khỏi , nhưng tin này đã lâu lắm rồi
Ai?ai có thể cứu đuợc đất nước?và bằng cách nào?ai có thể trả lời không?và có ai dám làm điều đó không?
Moi chuyen dau long va dang cam gian van xay ra va ai cung hieu cung biet ,chi co bon chung cố ý khong hieu khong biet .Nhung dung vay :AI? AI CO THE DUNG RA cuu dat nuoc va bang cach nao trong khi chung san sang dan ap bat bo tat ca nhung ai chong lai chung