Trong khi ở Việt Nam còn tranh luận xem Quốc hội đang thật sự đại diện cho ai thì ở Pháp cử tri là người có quyền quyết định thành phần Quốc hội bằng lá phiếu của họ, để chính họ quyết định vận mệnh của quốc gia, trong đó có vận mệnh của họ…
“Một sự lột xác”. Đó là 1 trong những đầu đề của đài Pháp RFI nói về cuộc bầu cử ở Pháp 2017.
Ngày Chủ nhật 07/5/2017, với cách bầu cử phổ thông và trực tiếp, hơn 66% cử tri Pháp đã bầu Emmanuel Macron, 39 tuổi, lãnh đạo Đảng La République En Marche (LREM) của phong trào trung dung ở Pháp, là người chưa có nhiều kinh nghiệm chính trường, không thuộc đảng phái tả, cũng không thuộc đảng phái hữu, không bị ràng buộc bởi ý thức hệ nào, làm Tổng thống thứ 8 của nền Cộng hòa thứ năm nước Pháp.
Sau đó một tháng, ngày 11/6/2017, cử tri Pháp lại đi bầu Quốc hội khóa mới 2017-2022, với 2 vòng. Vòng 1 vào ngày chủ nhật 11/6/2017 và vòng cuối là vòng 2 vào ngày 18/6/2017.
Có 13 đảng tham gia ứng cử. Trong tổng số ứng cử viên là 7.877 người, cử tri sẽ chọn ra 577 dân biểu tức đại biểu Quốc hội (như vậy tỉ số giữa ứng cử viên/số dân biểu ở Pháp là = 7.877/577 = 13,65 lần, nhiều gấp 7,8 lần số ứng viên trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam năm 2016, có tỉ số là 870/496 = 1,75 lần và từ đó rút ra số so sánh 13,65/1,75=7,8 lần).
Theo đài Pháp RFI, kết quả bầu ở vòng 2 là: Trong tổng số 577 ghế đại biểu Quốc hội khóa mới, riêng đảng thuộc phong trào trung dung của ông Macron chiếm 319 ghế (55,3%). Nếu cộng thêm 42 ghế của Liên minh ủng hộ Macron thì phái Macron có 361 ghế (tỉ lệ 361/577= 62,5%), đạt được đa số áp đảo trong Quốc hội.
Đảng Cộng hòa thuộc phái hữu chỉ được 113 ghế, mất đi một nửa số ghế so với khóa trước. Nếu cộng thêm số ghế của Liên minh với Đảng Cộng hòa thì được 126 ghế. Đảng Xã hội thuộc phái tả chỉ còn 29 ghế (trong Quốc hội khóa trước 2012-2017, đảng này chiếm đa số trong Quốc hội với 284 ghế). Nếu kể cả Liên minh với Đảng Xã hội thì có 46 ghế. Đảng Cộng sản Pháp được 10 ghế (không đủ mức 15 ghế theo quy định để có thể lập thành 1 nhóm có tiếng nói trong Quốc hội). Mặt trận cực hữu chỉ được 8 ghế. Các ứng cử viên độc lập được 10 ghế.
Bình luận về hiện tượng này, RFI viết: “Nước Pháp đã bạo gan chọn Macron”, còn báo Pháp Les Échos thì viết: “Đây là một sự lựa chọn của hy vọng, của Cách mạng”. Ở phần kết luận, Les Echos viết: “Người ta phát hiện qua Tổng thống tân cử của Pháp khuôn mặt của một nước Pháp trẻ trung, táo bạo; một nước Pháp của lý lẽ, của hy vọng và tự do”.
Tại sao dư luận đánh giá cao quyết định của cử tri Pháp lựa chọn Tổng thống và thành phần Quốc hội lần này như vậy?
Theo RFI: Trước cuộc bầu cử năm nay, nước Pháp đang là một cường quốc tụt hậu, bế tắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội: 3,7 triệu người Pháp đang bị thất nghiệp, chiếm gần 10% dân số Pháp đang trong độ tuổi lao động không có việc làm; 9,5 triệu người Pháp đang sống dưới ngưỡng nghèo khó. Nền kinh tế Pháp đang đình đốn. Suốt gần một thập niên qua tăng trưởng của Pháp đứng ì tại chỗ. So với năm 2008, GDP của Pháp trong 9 năm sau đó chỉ tăng 2%, so với Mỹ là 7%, Đức là 6,8%, còn trong khu vực đồng euro thì mức tăng trưởng trung bình là 1,8%, không có tăng trưởng thì doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư. Pháp lại đang nợ đến 2.000 tỉ euro (hai ngàn tỉ), tương đương với 96% GDP, vượt quá mức quy định của Liên minh Châu Âu. Mức lương ở Pháp tăng chậm so với thời giá, đe dọa đến sức mua của các hộ gia đình, mà quốc gia nào thiếu 2 động lực cho tăng trưởng là sức tiêu thụ và đầu tư thì không có hy vọng đẩy lùi nạn thất nghiệp. Khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp Pháp đang bị đe dọa. Đã có nhà máy công nghiệp Pháp di dời sang nước láng giềng, càng làm mất đi công ăn việc làm trên đất Pháp. Từ năm 2006 đến nay, hiệu quả sản xuất của nền công nghiệp Pháp đã giảm 13,7%. Năng xuất công nghiệp của Pháp thấp hơn mức năng xuất trung bình trong khu vực đồng euro, thua năng xuất của Đức và của Anh, dẫn đến tình trạng Pháp bị nhập siêu trong cán cân thương mại. Trước tình trạng bế tắc này, một số không ít người dân Pháp cảm thấy mình bị bỏ rơi, mất lòng tin, dẫn đến xã hội bị chia rẽ, xuống cấp về đạo đức, bế tắc về ngoại giao, cộng thêm nạn khủng bố và đe dọa khủng bố của những người Hồi giáo cực đoan, tạo ra sự phẫn nộ của người dân.
Từ gần 50 năm nay, nước Pháp có 2 chính đảng lớn nhất là Đảng Xã hội (PS) thuộc phái tả và Đảng Cộng hòa (LR) thuộc phái hữu. Hai đảng này luôn luôn bất hợp tác với nhau. Khi cử tri không còn tín nhiệm đảng phái tả thì họ bỏ phiếu cho đảng phái hữu và 2 đảng đó thay nhau cầm quyền, mặc dầu tình trạng bế tắc của nước Pháp hiện nay chính là từ di sản của nhiều đời Tổng thống của 2 đảng đó để lại.
Lần bầu cử này thì đã khác. Với bản năng tự tồn, cử tri Pháp đã có 2 quyết định táo bạo: 1 là bầu Macron, một ứng cử viên trẻ tuổi chưa có tiếng tăm gì trong giới chính khách lên làm Tổng thống, và 2 là cho về vườn một loạt chính trị gia lão làng tưởng chừng không có ai thay thế nổi, của cả 2 phái tả và hữu, thay vào đó là đưa một thế hệ trẻ, đa số xuất phát từ xã hội dân sự, cũng chưa có kinh nghiệm chính trường vào Quốc hội, giữ cả quyền hành pháp và lập pháp, chấp nhận hoặc may mắn hoặc rủi ro.
Vì sao cả 2 đảng phái tả và phái hữu ở Pháp đều đã thất bại trong cuộc bầu cử này?
Vì cử tri Pháp đã thấy cả 2 phái tả và hữu đều đã tỏ ra không chịu thích ứng và không có khả năng thích ứng với một thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Chẳng hạn:
– Phái hữu đặt trọng tâm vào kinh tế thị trường và sáng kiến cá nhân, dựa vào định luật căn bản là “cạnh tranh sẽ dẫn đến tiến bộ, giá cả sẽ hạ thấp, người tiêu thụ sẽ được hưởng lợi, thị trường sẽ tự điều hòa, tự lành mạnh hóa, xã hội sẽ phát triển”. Nhưng những cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã cho thấy định luật đó không còn đúng nữa. Khi toàn cầu hóa, các tổ hợp công ty ngày càng lớn và càng tập trung, càng cấu kết với nhau để thao túng thị trường thì hậu quả đem lại là hàng triệu người mất việc làm, mất nhà ở. Sự bất công ngày càng trở nên khủng khiếp. Toàn cầu hóa nâng cao mức sống cho nhiều triệu người nhưng cũng làm tan nát hệ thống kỹ nghệ của nhiều quốc gia, nhất là ở Phương Tây, kể cả ở Pháp, gây ra nạn thất nghiệp và hủy hoại niềm tin của người dân vào tương lai.
– Phái tả thì tin rằng sự can thiệp của nhà nước sẽ đem đến sự công bằng xã hội. Điều này đúng với thế kỷ 20 nhưng không còn đúng với thế kỷ 21. Sau Thế chiến thứ 2, phái tả ở Pháp (Cộng sản, Xã hội) đã đấu tranh và đạt được nhiều tiến bộ xã hội, như: hạn chế giờ làm, cấm lao động thiếu nhi, nghỉ hè được hưởng lương, an sinh xã hội… làm thay đổi chất lượng đời sống của người dân, nhất là đối với tầng lớp thợ thuyền. Nhưng khi toàn cầu hóa, bị các nước đang phát triển cạnh tranh, các hãng xưởng của Pháp thi nhau đóng cửa thì sự can thiệp của nhà nước theo cách đó đã trở thành bất khả thi. Các chính phủ phái tả không biết làm gì hơn là sáng tạo ra đủ loại trợ cấp để băng bó vết thương kinh tế và xã hội, dẫn đến trống rỗng ngân sách. Trước sự bế tắc đó, sự bất mãn trong xã hội càng tăng. Ngay cả giới thợ thuyền cũng dần dần rời bỏ phái tả, đi theo những nhóm cực hữu với chiêu bài “chủ nghĩa dân tộc”. Menchelon, thuộc phái tả, thậm chí còn đưa ra giải pháp mị dân, hứa “lấy tiền của người giầu chia cho người nghèo”. Để đối phó, những người có lợi tức lớn chạy sang lánh nạn ở các nước láng giềng. Pháp vốn đã là quốc gia vô địch về thuế. Đã có đến 250 loại thuế và phí. Gánh nặng thuế má dồn lên giới trung lưu, tạo ra thêm một tầng lớp đông đảo bất mãn. Benoit Hanmon ứng cử viên của Đảng Xã hội thì không tìm ra được giải pháp nào khác hơn là “phát lương cho mọi người, mỗi đầu người 750 euros/một tháng, không kể có việc làm hay không”.
Cho đến nay, lý tưởng của phái tả và phái hữu ở Pháp chưa biến mất nhưng đến lúc này người Pháp đã thấy nền chính trị ở Pháp dứt khoát phải thay đổi, để thích ứng với một thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Emmanuel Macron là người đã thể hiện sự đáp ứng nhu cầu thay đổi đó nên đã được cử tri ủng hộ.
Macron đã tốt nghiệp từ 2 trường danh tiếng đào tạo các nhà lãnh đạo của nước Pháp là Trường Khoa học Chính trị (Sciences Po Paris) và Trường Quốc gia Hành chính (ENA). Trước khi tập họp tả-hữu thành phong trào trung dung để chuẩn bị tranh cử Tổng thống năm 2017, ông đã hành nghề 1 công chức, 1 chủ ngân hàng, làm cố vấn cho Tổng thống Hollande, rồi làm Bộ trưởng Kinh tế – Công nghiệp và Công nghệ số.
Khác với các ứng cử viên phái hữu và phái tả, Macron có ý tưởng xây dựng một mô hình chính trị mới cho nước Pháp, coi trọng hiệu quả của hành động, không bị gò bó vào ý thức hệ tả hay hữu, để đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Macron tin rằng nước Pháp có đủ tiềm năng để làm được việc này, với điều kiện phải thích ứng với thời đại, không đóng cửa quay trở về với quá khứ mà phải mở cửa, chấp nhận đương đầu với toàn cầu hóa và không để nước Pháp bỏ lỡ chuyến tầu của toàn cầu hóa, không để nước Pháp ly khai khỏi Liên minh Châu Âu mà phải góp phần nỗ lực xây dựng thành một Liên minh hiệu quả hơn, mang tính chính trị nhiều hơn và dân chủ hơn. Theo Macron, khi là Tổng thống, trước mắt ông sẽ ưu tiên cho 3 dự án: cải cách bộ Luật lao động, ban hành Luật chống khủng bố và dự án “đạo đức hóa đời sống chính trị của nước Pháp, gây dựng tín nhiệm trong đời sống dân chủ của nước Pháp”. Việc cải cách Bộ luật lao động nhằm cởi trói cho các doanh nghiệp để khuyến khích họ tuyển dụng lao động, tạo lối thoát cho nạn thất nghiệp; đồng thời phải tháo gỡ những trói buộc làm hạn chế sức tiêu thụ của các hộ dân và làm cho nước Pháp trở thành nơi hấp dẫn đầu tư của thế giới, đem lại đà tăng trưởng vững chắc cho nước Pháp. Macron cũng cho rằng muốn canh tân nước Pháp thì phải đặt trọng tâm vào giáo dục. Khi đã chấp nhận đương đầu với toàn cầu hóa thì nạn thất nghiệp sẽ không loại trừ một ai, vì vậy phải tập trung nỗ lực đào tạo lại nghề cho những người đã bị sa thải để họ có cơ hội tìm được công ăn việc làm khác. Macron kêu gọi phải cải cách sâu rộng đời sống chính trị của nước Pháp, lấy lại niềm tin của người dân đối với tương lại, để tại Pháp không còn ai muốn đi theo phe phái cực đoan nữa.
Theo Hiến pháp, Tổng thống Pháp có những quyền lực lớn mà không đồng nghiệp nào ở Châu Âu có. Một trong những quyền đó là Tổng thống Pháp có toàn quyền giải tán Quốc hội. Nhưng cũng theo Hiến pháp, Tổng thống Macron muốn cải cách nước Pháp như đã mong muốn thì ông phải có phương tiện chính trị để thực hiện Phương tiện đó là một đa số trong Quốc hội ủng hộ Tổng thống. Nếu không có phương tiện đó thì rất có thể Tổng thống sẽ trở thành bù nhìn. Cử tri Pháp biết điều này nên đã ủng hộ Macron bằng cách thông qua cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội vòng 2, tạo cho ông có một đa số tuyệt đối đến 62,5% trong Quốc hội.
(Xem tiếp trang 2:
– Tại sao dư luận ở Pháp cho rằng cuộc bầu cử 2017 là sự “đánh cược “giữa may và rủi? và
– Bầu cử ở Pháp khác bầu cử ở Việt Nam chỗ nào?)
Thằng ngu ko não chống đối gì nta nêu lên thực tại xã hội mà sủa um sùm
@Thành Duy, Làm người phải biết vươn lên chứ. Tác giả bài viết nêu lên kinh nghiệm của người Pháp để chúng ta nhìn vào và vươn lên.
Đừng tiếp tục luận điệu ru ngủ người khác bạn ạ. Phải vươn lên cho đời lên hương như người ta chứ sao lại bảo hãy bằng lòng với cái số phận hẩm hiu hiện tại?
Người dân pháp bầu tổng thống mà chỉ có hơn 40% người tham gia thì hiểu họ đã chán ngán và thất vọng thế nào về xã hội đất nước họ rồi.đừng mang ra làm mục tiêu cho Việt Nam phấn đấu.Việt Nam trên một bước rồi
Vn đi bầu 100%, bệnh nhân tâm thần cũng được bầu. Hài vãi.
Ta lại vào đây ta chửi nhau
Chửi lũ phản động phải chửi đau
Chửi cho chúng chừa thói xuyên tạc
Ra đường chỉ biết cắn đằng sau
Này lũ phản động tao ở đây
Mấy trăm ngàn đứa cứ bủa vây
Bố chấp chúng mày nha lũ chó
Cắn vào bố đi rồi sẽ hay
Xã hội phương Tây luôn là XH do dân làm chủ thực sự , dân tự do bỏ phiếu bầu , lựa chọn người có tài , có tâm , có tầm , nhìn xa trông rộng đại diện cho mình quyết định vận mệnh đất nước , dân tộc , KT , XH , đối nội , đối ngoại , mọi lãnh vực.v.v… ngoài ra đôi khi có những v/d đặc biệt quan trọng phải trưng cầu ý kiến toàn dân . Đây là hình thức thể chế tam quyền phân lập , tự do dân chủ có Tổng Thống dân cử lãnh đạo giống thể chế toàn quốc gia trên thế giới như Mỹ , Pháp , Anh , Đức , Nga , Hàn quốc , Nhật , Thái Lan , Campuchia , Indo , Ấn trừ 3 nước CS độc đảng , tự đưa lên , tự phong như VN, TQ , Bắc Hàn , đảng CS tự xưng giống như Hồi Giáo Cực Đoan Isis
(Tiếp theo ) Thể chế tự do tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp , tư pháp ) 3 cơ quan kiểm soát nhau nên ít có ( khg có) tham nhũng rất bình yên thể chế này khg bao giờ có độc tài đều do dân quyết định thông qua vị đại diện cho mình ( dân biểu ở Hạ nghị viện , Thượng nghị sỉ ở Thượng nghị viện ) Tổng Thống ( Hành Pháp ) Tư pháp ( Tòa Án ) . Đây là thể chế dân chủ ở Pháp v.v…
…………:………..