Quyền lực thuộc về nhân dân

Nguyễn Thị Từ Huy - Blog Nguyễn Thị Từ Huy, RFA

Quyền lực thực sự ở đâu?
Điều mà nhà cầm quyền độc tài lo sợ? Ảnh: Internet
- Quảng Cáo -

Trong bài này, chúng ta đề cập đến một sự hiểu nhầm khác, một sự hiểu nhầm đang rất phổ biến hiện nay: sự hiểu nhầm về chế độ chính trị hiện hành.

Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được chăng đầy các đường phố, và ghi đầy trên trên báo Đảng nhằm khiến người dân hiểu nhầm rằng Việt Nam là một nước dân chủ.

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi: « Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân ». Điều này cũng tạo sự hiểu nhầm về bản chất của Nhà nước Việt Nam.

Văn kiện ĐCS ghi: « Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản ».

- Quảng Cáo -

Hồ Chí Minh trong nhiều bài viết cũng nói đến chuyện phải xây dựng và thực hành dân chủ, phải để cho nhân dân làm chủ…

Tất cả những điều trên đây đều khiến người dân Việt Nam tưởng nhầm rằng mình đang sống trong một chế độ chính trị dân chủ. Tôi nói « tưởng nhầm », bởi vì trong thực tế, chế độ chính trị ở Việt Nam không phải là một chế độ chính trị dân chủ. Nó là độc tài độc đảng, hay toàn trị, thì còn phải bàn bạc và phân định. Nhưng điều chắc chắn Việt Nam hiện nay không phải là một thể chế chính trị dân chủ. Đây là lý do khiến hiện nay nhiều người đặt vấn đề về việc dân chủ hoá Việt Nam, và nhiều người đang đấu tranh cho quá trình dân chủ hoá thể chế chính trị Việt Nam.

Theo định nghĩa phổ biến, một chế độ chính trị dân chủ là một chế độ mà trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là gì ? Làm sao mà toàn bộ nhân dân có thể nắm quyền ?

Dĩ nhiên, tất cả mọi người dân trong một xã hội đều không thể trực tiếp nắm quyền. Vậy thì sao có thể nói quyền lực thuộc về nhân dân ?

Nhân dân thể hiện quyền lực của mình theo cách nào. Theo một số hình thức sau đây :

  1. Người dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng của quốc gia, và trực tiếp chọn các đại diện hành pháp cho mình. Hình thức này gọi là dân chủ trực tiếp. Trong một nền dân chủ trực tiếp, công dân trực tiếp thực hiện quyền của mình, không qua các tổ chức đại diện.
  2. Người dân bầu ra các đại diện của mình, các đại diện này làm việc theo một nhiệm kỳ được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các đại diện này sẽ quyết định các luật và các công việc hành pháp. Hình thức này gọi là dân chủ đại diện.
    Người dân được mời tham gia quyết định một số luật, thông qua trưng cầu dân ý, hoặc để bác bỏ một dự án luật, hoặc để đề nghị một dự án luật. Hình thức này gọi là dân chủ bán trực tiếp.
  3. Ngày nay, các nền dân chủ đều chọn hình thức dân chủ đại diện, bởi vì việc toàn bộ nhân dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng không phải một việc dễ thực hiện.

Vì sao nói Việt Nam không phải là một thể chế dân chủ, dù rằng Hiến pháp có ghi quyền làm chủ thuộc về nhân dân ?

Người dân Việt Nam trên thực tế không có quyền quyết định các đại diện lãnh đạo của mình. Bởi vì điều 4 Hiến Pháp quy định quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng sản. Và trên thực tế, chỉ có đảng cộng sản có quyền lãnh đạo mà thôi. Trên thực tế, danh sách lãnh đạo là do ĐCS chọn, chứ không phải do dân chọn.

Số đông – yếu tố then chốt quyết định sức mạnh của quần chúng.

Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân sẽ tự chọn lãnh đạo cho mình, dù những người đó có thuộc ĐCS hay không. Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân có quyền thành lập các tổ chức chính trị của mình, và các tổ chức đó không nhất thiết phải lấy chủ nghĩa cộng sản làm phương châm tư tưởng, mà có thể lấy bất kỳ khuynh hướng tư tưởng nào. Sự tồn tại các tổ chức chính trị khác nhau là một điều kiện căn bản cho một hệ thống chính trị dân chủ. Vì chính các tổ chức chính trị này đại diện cho người dân về các khuynh hướng chính trị.

Chúng ta vừa chứng kiến bầu cử tổng thống ở Mỹ, và đang chứng kiến bầu cử tổng thống ở Pháp. Chúng ta đã thấy người dân chọn đại diện của mình như thế nào. Chúng đã thấy thế nào là bầu cử dân chủ và thế nào là tranh cử dân chủ. Nhưng những người sống ở Việt Nam thì không được chứng kiến trực tiếp, nên tôi nêu ra đây vài điểm, để làm rõ hơn vấn đề.

Trong một chế độ dân chủ, khi muốn ra làm lãnh đạo phải tiến hành chiến dịch tranh cử. Tranh cử là gì ? Là tự giới thiệu chương trình chính trị của mình cho người dân được biết, là nói rõ nếu được dân bầu lên làm lãnh đạo thì sẽ làm gì, về kinh tế, về chính trị, về giáo dục, về môi trường, về quốc phòng… Chương trình chính trị phải nêu cụ thể những việc sẽ làm để giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của quốc gia và để phát triển quốc gia.

Và đấy cũng là cách duy nhất để người dân đưa ra quyết định lựa chọn. Bởi vì nếu các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo không đưa ra chương trình hành động của mình, thì người dân sẽ không biết tại sao mình phải bầu người ấy làm đại diện cho mình trong việc quyết định các vấn đề chung của cộng đồng, cũng tức là các vấn đề của chính mình ?

Dừng lại ở đây để nói rằng ở Việt Nam không có tranh cử. Tất cả các kỳ thay đổi lãnh đạo, người dân chỉ được phát cho một cái danh sách do ĐCS chọn ra, với vài dòng tiểu sử. Người dân Việt Nam không hề biết người mà mình phải bầu sẽ làm gì cho đất nước, sẽ làm gì cho cộng đồng. Và chỉ có trong một chế độ độc đảng như ở Việt Nam mới xảy ra chuyện chưa bầu mà người dân đã biết ai giữ chức vụ nào. Tin đồn thổi lang thang nhiều tháng trước khi bầu vậy mà tới ngày bầu cử thì đúng y hệt.

Bầu cử trong một chế độ dân chủ không thể có chuyện biết trước ai sẽ được bầu. Bởi vì sự lựa chọn của người dân sẽ thay đổi tuỳ theo ứng xử, hành động và sự phát triển của chương trình của các ứng viên. Và các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo sẽ phải chịu mọi sự phân tích, mọi bình luận, mọi chỉ trích, từ tất cả các hướng. Phân tích, bình luận cũng là một thứ quyền lực của nhân dân. Quyền lực này tác động lên các ứng viên, buộc họ phải thể hiện một cách tốt nhất, từ bản lĩnh, đến chương trình chính trị, đến phát ngôn, đến việc tổ chức các buổi gặp gỡ với cử tri… Các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo còn phải tranh luận trực tiếp với nhau để cho người dân có điều kiện so sánh trực tiếp họ với nhau, để dễ dàng hơn khi họ quyết định chọn ai.

Tất cả những vấn đề của Việt Nam hiện nay có nguyên do ở chỗ người dân đánh mất quyền lực của mình, đánh mất quyền quyết định. Và có lẽ đa số đang không ý thức được điều đó.

Ở Việt Nam hoàn toàn không có những hoạt động này. Người dân không biết vì sao mình phải bầu cho một ai đó. Đấy là vì do ĐCS quyết định hết. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực là gì ? Là lãnh đạo muốn làm gì thì làm, bất chấp mọi hậu quả. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực của mình  là giờ đây Việt Nam đối diện với nguy cơ trở thành một phiên thuộc kiểu mới cho Trung Quốc, đối diện với hiểm hoạ huỷ diệt môi trường, hiểm hoạ ung thư, bệnh tật đủ các loại, đối diện với một nền giáo dục băng hoại, một nền văn hoá xuống cấp. Bởi vì những người được ĐCS chọn vào vị trí lãnh đạo chỉ bị một áp lực duy nhất thôi, đó là áp lực của đảng. Họ không phải chịu áp lực của người dân, họ không phải chịu áp lực của báo chí, không phải chịu áp lực của luật pháp. Và khi ĐCS đánh mất tinh thần trách nhiệm, khi ĐCS đã tự đối lập mình với nhân dân, coi đất nước chỉ là phương tiện để thực hiện một mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lực của đảng, đặt đảng lên cao hơn Tổ quốc và nhân dân, thì những người lãnh đạo do đảng chọn cũng sẽ chỉ thực hiện một mục đích đó mà thôi (dĩ nhiên là cả quyền lợi cá nhân của họ).

Tất cả những vấn đề của Việt Nam hiện nay có nguyên do ở chỗ người dân đánh mất quyền lực của mình, đánh mất quyền quyết định. Và có lẽ đa số đang không ý thức được điều đó. Muốn giải quyết các vấn nạn hiện nay, người dân Việt Nam, không có cách nào khác, phải lấy lại quyền lực của mình, phải lấy lại quyền tự quyết, phải lấy lại quyền chọn lãnh đạo cho mình.

Paris, 28/2/2017

Nguyễn Thị Từ Huy
Blog Nguyễn Thị Từ Huy, RFA

Bài cùng tác giả:

– Quyền lực lãnh đạo đối diện với quyền lực của nhân dân

- Quảng Cáo -

58 CÁC GÓP Ý

  1. Ai ai cung biet VIETNAM KHONG dan chu ! De quyet dinh Quyen cua minh , thi tat ca dung Hen Nhat nhu Toi !!! Chi biet noi , ma khong dam LAM !

    • Mỹ không phải là nước đế quốc ,và nếu đó là nước có thể chế văn minh trong thế kỷ này,thì Việt nam hướng tới là đương nhiên .
      Rất lạ ,sao có kẻ cố tình không hiểu vậy ! Nếu so sánh giữa ” rúc đít tầu và rúc đít Mỹ” Thì kẻ hèn như tôi chọn Mỹ hơn chọn Tầu .Mỹ sạch sẽ, văn minh hơn Tầu nhiều !

    • Cháu còn trẻ lắm..lại có học. Phản biện là thể hiện người có tư duy và suy nghĩ..mình có quyền lựa chọn những gì yêu thích..nhưng phải có văn hoá ( dù nó nhỏ nhất trước tiên cũng tôn trọng cha mẹ và thầy cô dạy dỗ mình) Hãy biết tự hào mình là dân Việt…

    • Binhson Vu .Tụi nầy mê chơi ,thường bỏ học giữa chừng , kẹt tiền thì hái xoài trộm ,bắt gà ,chó, mèo đi bán, chơi game,coi phim sex, hoặc cá độ .Bản chất hung hăng nên dễ lợi dụng ,làm sai nha như dân phòng ,công an hay DLV, xả tôi có đầy bạn ơi !!

    • Ở đây nhiều chó lắm Bùi Hữu Trọng ạ. Một bầy chó dại. Mỹ nó nuôi chó để làm cảnh nên chúng sủa ra sao cũng được. Còn ở VN thì chó nuôi để trông nhà. Nếu là loại đốm đuôi thì sẽ bị thịt ngay khi nhớn để cải thiện và tránh việc nó sủa đổng. Loại nào bảo được thì vừa làm cảnh vừa chông nhà

    • Tôi học ít cũng dc,mê chơi cũng dc nhưng tôi hơn các người là tôi có lòng tự tôn dân tộc,giặc đến tôi đánh chứ ko phải như tổ tiên của các ngươi,giặc đến là đầu hàng,giặc cho ít tiền là theo phản bội lại tổ quốc,quay lại giết đồng bào ruột thịt mình.con chó nó còn biết bảo vệ chó cùng nha mà đi cắn chó nhà hàng xóm.còn tổ tiên của các người thì sao,cõng rắn cắn gà nhà hả?vậy mà còn to miệng tự hào.liêm sỉ của các người ở đâu?

  2. Sao phải đu càng sang mỹ để làm gì, tại sao mỹ lại cho ở, và sao không xây dựng dân chủ cho mỹ? Có phải mỹ đang nuôi một lũ chó biết nói tiếng người để làm công cụ của mỹ

  3. Đã là dân chủ thì phải có luật biểu tình, biểu tình vì quyền lợi và lợi ích dân tộc. Chứ k phải đưa cscđ , CA cầm dùi cui ra đánh đập dân.

  4. Nếu không có 10tỷ USD gửi về hàng năm thì CS đã chết từ lâu rồi,lấy đâu có ngoại tệ để trả nợ công,trả nợ mua súng đạn bắn giết anh em miền Nam hả mấy thằng ngu?chứ tụi mày làm gì có đôla để trả nợ quan thầy Liên xô,Tàu cộng?

    • K có usd thì cái thằng ăn hại há miệng chờ sung nhà mày chết chứ VN này đéo chết. Chúng mày cày như trâu để gửi nuôi báo cô gd chúng mày chứ có gửi cho ai đâu

  5. Ngay từ trong cái khẩu hiệu đã thấy sự lưu manh và dối trá của cộng sản. “dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng rồi mới đến dân chủ văn minh”ko có dân chủ, thì sẽ ko có văn minh, ko có văn minh thì sẽ ko có công bằng, ko có công bằng thì dân ko thể giàu, mà chỉ có nhóm lợi ích của đảng cộng sản giàu mà thôi! Dân ko giàu thì đất nước sẽ mãi mãi tụt hậu chứ đừng nói là mạnh. Mà muốn có dân chủ thì phải có bầu cử minh bạch. Trong khi bầu cử ở nước ta chỉ là trò hề của đảng cs. Chúng ta đang là nô lệ cho sự dối trá của cs, nô lệ cho nỗi sợ hãi của chính chúng ta, nô lệ cho sự hèn hạ của đảng cs.. Muốn có sự minh bạch thì phải có lòng tự trọng, muốn có lòng tự trọng thì phải có đối trọng trong xã hội. Vì khi ta ở trong rừng chỉ có mình ta thì ta sẽ ko bao giờ biết đến lòng tự trọng là gì.. Ví như khi bạn một mình trên hoang đảo thì bạn có thể trần truồng và thải phân ở bất cứ đâu mà bạn muốn . Đó chính là điều mà đảng cộng sản đã làm và đang làm ở đất nước này.

  6. Đảng cộng sản chắc không có chuyện bầu tổng thống. Chỉ bầu người trong đảng lảnh đạo đất nước. Trong chiến tranh chỉ có duy nhất đảng cộng sản hứng chịu bom đạn, không có đảng phái nào gánh vác chung,hết chiến tranh không có chuyện chia sẽ quyền lực.,

  7. Bịa đặt, mới mở lời đã bịa đặt một cách trắng trợn làm sao tạo lòng tin cho những điều anh nói sau đó hở trời, tuyên truyền kiểu này gọi là phản tuyên truyên anh à ! Buồn wá: khẩu hiệu ấy chăng đầy các đường phố nào vậy ? đường phố mang tên Tưởng tượng và Bịa đặt à! dân chúng các thành phố sẽ xác minh điều này nhé pạn.
    Văn kiện ĐCS ghi: ” Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản”… trong ngoặc kép đàng hoàng cơ à, trích nguyên văn cơ à ! nó trong văn kiện nào vậy bạn ? trang mấy, dòng mấy, phần nào, chương nào vậy bạn ?! Lại là văn kiện có tên là phịa, ở trang tưởng tượng dòng đặt điều à !
    Buồn wá, tui muốn tin anh lắm, nhưng tui bị lừa đến lần thứ hai rùi trong không đầy có mấy dòng !
    Xem , nghe anh thêm nữa tui còn sẽ bị lừa đến lần thứ mấy nữa đây trời !
    Bầu cử Tổng thống Mỹ rất dân chủ à, Ông Trump đắc cữ nhờ các lá phiếu của đại cử tri chứ ko phải là phiếu của dân Mỹ bạn nhé.
    Đa đảng à, Obama, Hinlary thuộc Dân chủ, Trump thuộc Cộng hòa bạn nhé, từ thời lập quốc đến nay ko có một tổng thống Mỹ nào thuộc ĐCS Mỹ đâu bạn nhé !
    Nói cái gì thì nói cho thực tế khách quan, chứ cứ đặt điều bịa chuyện để vu cáo theo suy nghĩ chủ quan mù quán thế này thì lừa ai cho được ! Mong lắm thay, tui và người dân VN bị anh lừa được một lần, mong lắm thay !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here