Án tử hình cho hai bị cáo trong vụ Vinashinlines

- Quảng Cáo -

HÀ NỘI (CTM Media) – Hôm 22 tháng Hai 2017, tòa án thành phố Hà Nội tuyên phạt hai bị cáo trong vụ Vinashinlines án tử hình.

Được biết, 6 sau ngày xét xử Ông Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận Tải Viễn Dương Vinashin, tức Vinashinlines, bị tòa tuyên án tử hình, mặc dù trước đó viện kiểm sát chỉ đề nghị mức án chung thân. Người thứ hai bị tòa tuyên án tử hình là ông Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines.

Ông Liêm bị buộc tội chiếm đoạt gần 140 000 Mỹ kim, còn ông Đạt bị buộc tội chiếm đoạt hơn 11,3 triệu Mỹ kim. Mặc dù số tiền chiếm đoạt nhỏ hơn ông Đạt gấp bội, ông Liêm bị quy trách nhiệm lớn hơn vì là người đứng đầu tại Vinashinlines.

Tòa cũng tuyên án chung thân đối với bị cáo Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines, với số tiền chiếm đoạt là 110,000 Mỹ kim.

- Quảng Cáo -

Bị cáo thứ tư là ông Giang Văn Hiển, cha của ông Giang Kim Đạt, bị tuyên án 12 năm tù về tội rửa tiền.

Ông Liêm với vai trò là tổng giám đốc Vinashinlines, từ năm 2006 đến 2008 đã ra lệnh cho ông Đạt tìm kiếm những hợp đồng mua tàu và cho thuê tàu để ăn huê hồng và chia nhau. Ông Khương là kế toán trưởng được lệnh để ngoài sổ sách mọi khoản tiền huê hồng này. Còn ông Hiển thì giữ tiền cho con trai. Ông Đạt đã dùng hàng chục triệu Mỹ kim này để mua khoảng 40 ngôi nhà, chung cư, xe cộ ở nhiều nơi trong và ngoài nước.

Xin nhắc lại, vụ án Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát rất lớn. Một loạt các quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập Đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin). Liên quan đến vụ án này có 9 bị cáo và 2 bị can, và đã bị tuyên án trong phiên tòa sơ thẩm ngày 27 tháng Ba 2014 tại Hải Phòng.

Vụ án Vinashin gây thất thoát rất lớn cho Việt Nam. Vinashin nổi tiếng với khoản nợ trên 4 tỷ Mỹ kim và thành biểu tượng của chính sách ‘tập đoàn kinh tế’ thua lỗ.

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. Con nít cũng biết rằng chỉ mang vài con dê ra tế thần thôi. Trong vụ Formosa cũng không khác. Không có chữ ký của lãnh đạo đcsvn như ông NPTrọng; NTDũng, NĐMạnh … thời đó, làm sao các con dê này dám vọng động? Tiền dê rút được trong các dự án khủng như Vinashine, Vinalines, Formosa, Bauxite Tây Nguyên … cũng phải nộp lên lãnh đạo một phần – phần lớn là đàng khác!

    Cúc cung, tận tụy phục vụ cho độc tài thì cũng nên biết có lúc mình sẽ trở thành dê để chúng mang ra tế thần.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here