Chúng ta thử tưởng tượng rằng, trong một tình cảnh đầy đau đớn và phẫn uất trước “tai nạn” nghiêm trọng của một đứa trẻ đang lớn, trong sự tráo trở của ban giám hiệu nhà trường, trong sự câm lặng của hàng chục giáo viên chỉ vì sợ bị trù dập mất chiếc ghế giảng dạy con chữ cho học trò để kiếm miếng cơm cho bản thân – mà đứa trẻ và gia đình họ phải đơn độc và vô vọng thế nào trong công cuộc đi tìm công bằng lại cho chính mình.
Thế mới thấy rõ được sự tuyệt vọng của con người, của phẩm giá, của niềm tin và của cả luật pháp, tất thảy đã gần như sụp đổ hoàn toàn.
Người ta có thể đổi trắng thay đen, biến có thành không, khiến cả đám người có chữ nghĩa và vị trí phải câm lặng trong sợ hãi. Quả thực xã hội đã tha hoá đến mức không thể nào kiểm soát được.
Đó chỉ là việc của một cháu bé bị cán gãy chân giữa thanh thiên bạch nhật mà đã như vậy. Thế thì thử hỏi công cuộc chống tham nhũng với những kẻ có quyền hành lớn trong tay, lại sẵn mưu đồ, như một băng đảng cấu kết chặt chẽ và manh động, sống ngoài pháp luật thì sẽ còn khủng khiếp và đáng sợ đến thế nào đối với dân tộc và quốc gia. Người ta, tức chính phủ, cũng phải thốt lên là không thể chống lại tham nhũng vì chống lại có khi chúng tôi chết trước là vậy. Lời nói chân thật của một con người ngây ngô nhưng cũng đã dám nhìn vào sự thật tồn tại ngay trong lòng chính quyền.
Nếu không có sự quyết liệt của ông Chung chủ tịch Hà Nội, ông Đam Phó thủ tướng chỉ đạo sau gần 3 tháng sự đau đớn của một thân phận trẻ nhỏ bị chìm trong im lặng thì số phận của những con người nhỏ bé kia sẽ ra sao? Chẳng lẽ kêu gào trong tuyệt vọng và rồi một ngày họ sẽ trở nên cay nghiệt, thậm chí hận thù, với cuộc sống, với chính quyền vì nó dồn trút lên đầu họ những bất công không thể nào phản kháng lại?
Bao người chết khi vào đồn công an, bao người mất đất, mất nhà đi tìm công lý mấy chục năm ròng trong sự khánh kiệt từ tinh thần, niềm tin, tài sản và cả sức khoẻ của không chỉ bản thân mà cả gia đình họ. Bao người bị hàm oan còn chìm khuất trong sự che đậy dung túng của tố tụng ép cung, bạo ngược, cố chấp? Bao người trở nên túng quẫn, cùng cực sau những mệnh lệnh tước đoạt bằng những chính sách tham nhũng ngang nhiên được trang điểm lên mình sự hào nhoáng lợi ích tô vẽ nhưng chỉ thuộc về một nhóm người có vị thế bằng những kế hoạch tính trước?
Khó có thể nào nói lên được những vấn nạn trong xã hội chúng ta nó đang khủng khiếp đến mức nào. Nhưng quả thực, không thể nào nói khác được sự thật, nó quả là đáng sợ.
thân làm lãnh đạo một trường học mà ác tâm, dối trá, lợi dụng tà quyền thì là cái giống gì không phải con người
Con CONGSAN la con : Nhung CHUYEN kho tin ma co that 100% ! Chap nhan hay Phan khang ???
Với một chế độ đảng trị ;hiệu trưởng, hiệu phó toàn là đảng viên do con ông cháu cha đưa lên , nên đạo đức, liêm si và trình độ nghiệp vụ giống như mò kim đáy biển ; đừng trông chờ , hy vọng gì nhiều vào tầng lớp” tiên học lễ, hậu học văn” này nữa ! thế hệ học sinh dưới chế độ cs càng ngày càng sa đọa…bó tay.
Nhớ chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa đấu tranh chống tiêu cực cũng bị chính trường của thầy gây khó khăn làm cả gia đình thầy lâm vào bo nhiêu hệ lụy gia đình khốn khổ. Ko có một giáo viên nào, ko có một học sinh nào giám bênh vực… Thầy ĐVK một thời quả là cô đơn trong chống tiêu cực.